NHỮNG LƯU Ý SAU KHI THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN.
Hỏi: Tôi mới thành lập công ty cổ phần và đã được cấp giấy phép kinh doanh, luật sư cho tôi hỏi sau khi thành lập doanh nghiệp cần thực hiện những gì tiếp theo. Xin cảm ơn!
Trả lời: Chào bạn, trước hết chúng tôi xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Tân Sơn chúng tôi, về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra lời giải đáp như sau:
Căn cứ pháp lý: Luật doanh nghiệp năm 2020.
Thứ nhất, Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Căn cứ theo khoản 1 Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật.
Nội dung công bố bao gồm nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin:
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).
Thời hạn thông báo công khai được quy định là trong vòng 30 ngày kể từ ngày thành lập công ty.
Như vậy, sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cần thực hiện ngay việc công bố các thông tin cần thiết lên trang thông tin của quốc gia.
Thứ hai, về mã số thuế:
Hiện nay mã số thuế và mã số doanh nghiệp là một. Doanh nghiệp sẽ sử dụng mã số của doanh nghiệp mình (được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) để thực hiện nghĩa vụ về thuế theo quy định tại Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2020.
Thứ ba, Khắc con dấu và công bố trên cổng thông tin quốc gia
Vấn đề quan trọng cần chú ý tiếp theo khi thành lập công ty cổ phần là cần phải tiến hành khắc con dấu riêng của công ty. Đối với công ty cổ phần thì Hội đồng quản trị sẽ quyết định quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấucũng như việc quản lý và sử dụng con dấu. Nếu Điều lệ công ty có quy định khác thì sẽ thực hiện theo điều lệ công ty.
Trước khi được đưa vào sử dụng, công ty có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thứ ba, Đăng ký mã số xuất nhập khẩu
Trong trường hợp công ty có các hoạt dộng liên quan đến xuất nhập khẩu thì cần phải đăng ký mã số xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan cấp tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính.
Hồ sơ đăng ký gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Tờ khai đăng ký mã số xuất nhập khẩu. Trong thời hạn tối đa 3 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan nhận đủ giấy tờ hợp lệ sẽ được cấp Giấy chứg nhận đăng ký mã số xuất nhập khẩu.
Thứ tư, Treo biển hiệu
Tên của công ty cổ phần phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doah của công ty. Vị trí lắp đặt biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hỏa; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
Thứ năm, Thực hiện góp vốn theo cam kết
Sau khi được cấpGCN đăng ký doanh nghiệp, các cổ đông sáng lập có nghĩa vụ thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Nếu Điều lệ công ty hoặc hợp đồg đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn, các cổ đông sẽ phải thực hiện thanh toán cổ phần đã đăng ký mua theo Điều lệ công ty hoặc hợp đồng. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua.
Hết thời hạn 90 ngày, đối với các cổ đôg không thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua thì sẽ đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác. Đối với các cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăg ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác.
Trong trường hợp số cổ phần đã đăng ký mua trên thực tế không đủ so với số cổ phần đã đăng ký lúc ban đầu, công ty cổ phần sẽ phải thực hiện thủ tục đăng ký giảm vốn điều lệ.
Thứ sáu, Sổ đăng ký cổ đông
Doanh nghiệp phải lập và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông.
Căn cứ theo Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2020, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cổ phần phải lập và lưu giữ Sổ đăng ký cổ đông. Đây là tài liệu quan trọng ghi chép và lưu giữ các thông tin liên quan đến cổ đông và các lần chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông trong CTCP. Sổ đăng ký cổ đông có thể là văn bản, tập dữ liệu điện tử hoặc cả hai loại này.
Sổ đăng ký cổ đông được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty hoặc Trung tâm lưu ký chứng khoán. Cổ đông có quyền kiểm tra, tra cứu hoặc trích lục, sao chép nội dung sổ đăng ký cổ đông trong giờ làm việc của công ty hoặc TT lưu ký chứg khoán.
Thứ bảy, Thành lập Ban kiểm soát
Đối với các công ty cổ phần có từ 11 cổ đông là cá nhân trở lên hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty thì cần phải thành lập Ban kiểm soát theo quy định tại Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020.
Thứ chín, Mở tài khoản ngân hàng
Với sự phát triển của công nghệ ngày nay, hầu hết việc thanh toán các giao dịch, hợp đồng, kê khai thuế, nộp thuế… của doanh nghiệp sẽ được thực hiện thông qua tài khoản ngân hàng. Vậy nên, công ty cần thiết lập một tài khoản liên kết với một ngân hàng cụ thể và mở tài khoản đề thực hiện các giao dịch cần thiết.
Hồ sơ mở tài khoản ngân hàng:
· Giấy đề nghị mở tài khoản ngân hàg (theo mẫu của ngân hàng): Đã ký và đóng dấu.
· CMTND của người đại diện theo pháp luật: Bản sao chứg thực
· Giấy chứg nhận đăng ký doanh nghiệp: Bản sao chứg thực.
· Giấy đăg ký mẫu dấu công ty: Bản sao chứng thực.
· Một số ngân hàg yêu cầu Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởg.
Sau khi mở được tài khoản ngân hàng, công ty cổ phần sẽ phải thông báo tài khoản ngân hàng với Sở kế hoạch và đầu tư. Thời gian thôg báo không quá 10 ngày. Thủ tục thông báo tài khoản ngân hàg với Sở kế hoạch đầu tư được thực hiện như thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Trên đây là một vài lưu ý về những công việc cần thực hiện sau khi thành lập công ty cổ phần của Công ty THHH Luật Tân Sơn, quý khách hàng có thể liên hệ với công ty để được tư vấn cụ thể hơn.
Phương Linh
0 Nhận xét