HOT

6/recent/ticker-posts

KỲ VỌNG VÀO VIỄN CẢNH PHỤC HỒI MẠNH MẼ CỦA NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

TỔNG GIÁM ĐỐC HSBC VIỆT NAM ĐẶT RA NHỮNG KỲ VỌNG VỀ BỨC TRANH TOÀN CẢNH NỀN KINH TẾ NỬA CUỐI NĂM 2021

 

Bày tỏ quan điểm về tương lai và triển vọng nền kinh tế Việt Nam giai đoạn cuối năm 2021, ông Tim Evans – hiện nắm giữ vị trí Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam liên tục đề cập tới một câu nói nổi tiếng là "trước bình minh luôn là bóng tối mịt mùng". Đứng trước diễn biến của nền kinh tế quốc dân và biến động của đại dịch hiện nay, ông khẳng định: "Dân tộc Việt Nam chắc chắn sẽ làm nên kì tích, tiếp tục phát huy phẩm chất kiên cường và bền bỉ, một lần nữa mang chiến thắng và thời kỳ tươi đẹp trở lại”. Nói cách khác, dù Việt Nam đã và đang đối mặt với giai đoạn đầy trở ngại và khó khăn, CEO của HSBC vẫn nhìn hy vọng vào một tương lai tích cực cho nền kinh tế.

Ông Tim Evans cho biết bộ phận nghiên cứu toàn cầu của HSBC đã nghiên cứu và dự báo mức tăng trưởng GDP trong năm 2021 của Việt Nam có thể chạm mức 7,1%. Mặc dù vậy, sự đột biến và lan rộng trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt tại miền Nam – khu vực kinh tế trọng điểm, của Covid-19 với biến thể Delta đã gây nên những chấn động đáng kể và nặng nề, buộc các cơ quan chức năng phải nhanh chóng triển khai các đợt giãn cách, ban hành những quy định hạn chế di chuyển và từ đó đặt ra những hạn chế nhất định đối với hoạt động kinh tế.

KỲ VỌNG VÀO VIỄN CẢNH PHỤC HỒI MẠNH MẼ CỦA NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN - LUẬT TÂN SƠN

tinnhanhchungkhoan.vn (Ông Tim Evans)

Ông cũng nhận định không quá bất ngờ khi những số liệu trong tháng 8 phản ánh rõ nét mức độ tổn thất đáng quan ngại mà toàn bộ nền kinh tế Việt Nam đang phải gánh chịu bởi có thể thấy tác động của đợt bùng phát dịch bệnh này nghiêm trọng hơn khá nhiều so với 3 tuần giãn cách xã hội cả nước giai đoạn tháng 4/2020. Bên cạnh đó, tiêu dùng cá nhân trong nước cũng gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề khi hơn 60% khả năng đi lại của người dân nói chung bị hạn chế so với trước đại dịch. Thậm chí, tỷ lệ này tại TP HCM hiện là 90% với doanh số bán lẻ sụt giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm 2021, đặt ra mức báo động đỏ.

Đối diện với tình trạng này, HSBC đã điều chỉnh mức dự báo tăng trưởng GDP năm nay xuống 5,1%. "Hướng đi duy nhất để vượt qua tình thế khó khăn hiện nay là đẩy mạnh tốc độ tiêm phòng và đảm bảo nhân lực ngành y tế để điều trị cho các bệnh nhân nặng", ông Tim Evans nhận định. Nói cách khác, viễn cảnh kinh tế từ nay đến cuối năm chủ yếu phụ thuộc vào hiệu quả công tác triển khai tiêm vaccine cho người dân song song với lựa chọn đúng thời điểm bắt đầu mở cửa lại nền kinh tế. Theo quan điểm này, sẽ có 2 viễn cảnh được phác thảo cho nền kinh tế Việt Nam năm nay.

Viễn cảnh 1: Tăng trưởng GDP dao động trong khoảng 5-5,5%, phụ thuộc vào các yếu tố then chốt như: tiến độ và mức hiệu quả của kế hoạch tiêm vaccine toàn dân, quá trình mở cửa lại nền kinh tế và khả năng phục hồi cũng như khởi động lại các thị trường xuất khẩu lớn trong và ngoài nước.

Viễn cảnh 2: Tăng trưởng GDP dao động trong khoảng 5-5,5% nếu chương trình tiêm vaccine triển khai không đủ nhanh, tình trạng giãn cách còn kéo dài dẫn tới nền kinh tế và chuỗi cung ứng chung gánh chịu thêm nhiều tác động.

Theo ông Tim Evans, với niềm tin vào sức mạnh và cơ hội vực dậy nền kinh tế ngay tại thời điểm mở cửa, bất chấp tình cảnh hiện tại, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư trong trung hạn. Ngoài ra, nền tảng vững mạnh của Việt Nam sẽ giúp các nhà đầu tư gạt bỏ những biến động ngắn hạn do Covid-19. Ông cho rằng: "Sau khi triển khai tiêm vaccine trên diện rộng, ngày càng nhiều nền kinh tế bắt đầu mở cửa trở lại trong khu vực, kết hợp với nhu cầu hiện tại của thị trường châu Âu và Bắc Mỹ, nền kinh tế Việt Nam sẽ chứng kiến những tác động tích cực lên xuất khẩu hàng công nghệ, máy móc, da giày, dệt may, nội thất, thực phẩm và nông sản".

KỲ VỌNG VÀO VIỄN CẢNH PHỤC HỒI MẠNH MẼ CỦA NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN - LUẬT TÂN SƠN

Cũng theo vị chuyên gia, đại dịch bùng phát đã gián tiếp thúc đẩy các xu hướng tự động hóa và số hóa, đem lại cho Việt Nam những lợi ích nhất định với vai trò nhà sản xuất hàng công nghệ lớn của thế giới. Không chỉ dừng lại ở đó, thông qua một loạt hiệp định tự do thương mại, Việt Nam đã tự tạo cho mình một vị thế đáng ngưỡng mộ trong chuỗi cung ứng toàn cầu trong những năm gần đây.

Với lượng dự trữ ngoại hối tăng cao và dòng tiền ổn định, lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát, trong khi dòng vốn FDI tiếp tục tăng mạnh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất, Việt Nam hiện nay hoàn toàn sẵn sàng đón nhận tương lai. Do đó, HSBC dự báo mức tăng trưởng GDP năm 2022 có thể lên tới 6,8%. "Chúng tôi liên tục khuyến cáo hách hàng của chúng tôi gạt bỏ những "niềm đau" trước mắt và lên kế hoạch cho tương lai sau đại dịch lịch sử này. Cơ hội sẽ mở ra, nền kinh tế đột phá và Việt Nam sẽ chứng minh được một thực tế rằng không quốc gia nào giỏi hơn Việt Nam khi phải đương đầu với một thách thức hay trở ngại", CEO HSBC nhấn mạnh.

     Hà Linh

Đăng nhận xét

0 Nhận xét