HOT

6/recent/ticker-posts

ĐỀ XUẤT VỀ KHÔI PHỤC CHUỖI LƯU THÔNG CỦA DỊCH VỤ ĂN UỐNG

HÀNG LOẠT DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI TP HCM LÊN TIẾNG VỀ LƯU THÔNG HÀNG HOÁ

 

Trước thông báo chính thức của Thành phố Hồ Chí Minh về việc được phép hoạt động trở lại từ ngày 07/09, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ ăn uống, bán lẻ và khách sạn tuy vui mừng nhưng cũng đối mặt với không ít khó khăn trước mắt khi việc thực hiện chính sách mà thành phố công bố gặp không ít trở ngại và thách thức.

Cụ thể như không gian nghỉ ngơi và sinh hoạt cho nhân viên trong môi trường nhà hàng, quán ăn hiện vô cùng giới hạn và bất tiện; thủ tục xin cấp giấy đi đường tại TPHCM vẫn tốn thời gian và còn nhiều tồn đọng; đồng thời việc đặt ra giới hạn thời gian bán hàng đến 18h mỗi ngày là quá ngắn bởi đa phần các dịch vụ ăn uống hoạt động mạnh mẽ nhất là vào buổi tối. Bên cạnh đó, việc di chuyển khó khăn và nhiều hạn chế cũng gây ra tình trạng thiếu hụt nguyên liệu khi doanh nghiệp không thể tiếp nhận và nhà cung cấp không thể giao hàng tới các khu vục liên tỉnh hay liên quận. Các doanh nghiệp cũng cho biết, hiện nay một bộ phận lớn người lao động trước kia trở về quê nay muốn quay lại TPHCM làm việc, tuy nhiên vẫn “mắc kẹt” trong hàng loạt khó khăn vì các quy định phòng chống dịch nghiêm ngặt. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, bởi dù khoản thu thậm chí không bằng 50% so với bình thường, doanh nghiệp vẫn phải chi trả hàng loạt chi phí như mặt bằng, nhân sự, bảo hiểm cho người lao động, kho bãi,….cùng một số chi phí phát sinh khác.

ĐỀ XUẤT VỀ KHÔI PHỤC CHUỖI LƯU THÔNG CỦA DỊCH VỤ ĂN UỐNG - LUẬT TÂN SƠN

Đối mặt với rất nhiều trở ngại nêu trên, các doanh nghiệp đưa ra kiến nghị với lãnh đạo thành phố về việc đưa những cá nhân hoạt động trong lĩnh vực ăn uống, nhà hàng, khách sạn vào nhóm ưu tiên tiêm vaccine, để bảo đảm người lao động được tiêm ít nhất một mũi vắc xin có thể đi làm bình thường.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp kiến nghị được tự chịu trách nhiệm trong công tác kiểm tra sức khỏe cho nhân viên, cụ thể thông qua việc tự lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 và đảm bảo tuân thủ 5K. Doanh nghiệp trong ngành ăn uống mong muốn được tự đi giao hàng và không bị phụ thuộc vào nhân viên giao hàng (shipper) của các ứng dụng công nghệ. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đưa ra đề xuất về việc hàng hóa không nằm trong danh mục cấm lưu thông thì được di chuyển bình thường và cho phép các đơn vị vận tải, nhà xe cung ứng hàng hóa được giao hàng liên tỉnh, liên quận. Không dừng lại ở đó, doanh nghiệp cũng kiến nghị thành phố nới lỏng hạn chế hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất để bảo đảm duy trì đủ nguồn cung nguyên vật liệu, kể cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phụ trợ như bao bì, tem nhãn…

"Thành phố nên cho phép người dân được tiêm ít nhất một mũi vắc xin được trở lại đi làm và sử dụng dịch vụ ăn uống. Người dân đến ăn uống tại các địa điểm phải quét mã vạch xác nhận tình trạng sức khỏe trước khi vào bên trong" - doanh nghiệp kiến nghị.

Đứng trước hàng loạt vấn đề nêu trên này, bà Nguyễn Vy – đại diện của một trong những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống tại TPHCM cho biết các doanh nghiệp hiện rất mong chờ những kiến nghị của mình được lãnh đạo thành phố quan tâm và nhanh chóng áp dụng những chính sách phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp. Bà Vy chia sẻ, khoảng thời gian đón lượng khách đông và ổn định nhất tại nhà hàng của bà là từ 17h đến 21h, theo đó nếu tuân thủ chính sách của chính quyền về giới hạn hoạt động tối đa là 18h thì doanh thu cao nhất cũng chỉ duy trì ở mức 30% so với bình thường. Hoàn toàn có thể nhận thấy mức doanh thu này không thể đảm bảo chi tiêu cho hàng loạt công việc nhỏ lẻ khác như: chi trả mặt bằng, thanh toán lương cho nhân viên hay các chi phí phát sinh khác.

     Hà Linh

Đăng nhận xét

0 Nhận xét