HOT

6/recent/ticker-posts

BẤT ĐỘNG SẢN "MẮC KẸT" TRONG KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH

KHÔNG NẰM TRONG VÒNG NGOẠI LỆ, HÀNG LOẠT SÀN BẤT ĐỘNG SẢN LAO ĐAO TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19

 


Kết quả khảo sát từ thời điểm bùng phát đại dịch Covid-19 của Hội Việt Nam trên 500 sàn giao dịch với lượng lao động rơi vào khoảng 75.000 người đã phản ánh chân thực những khó khăn, trở ngại lớn mà các sàn đã và đang phải đối mặt. Cụ thể, 28% sàn đối diện nguy cơ giải thể hoặc phá sản, 32% sàn đang “gồng mình” chống đỡ để duy trì tình trạng hiện tại tuy nhiên rất cần các chính sách hỗ trợ và 40% sàn còn lại được đánh giá có khả năng chống đỡ nhưng chỉ được một khoảng thời gian hạn chế với sức chống chịu không quá cao. Hội cũng liên tục nhấn mạnh rằng tỷ lệ sàn đối mặt với nguy cơ phá sản sẽ không ngừng tăng cao nếu các sàn phải tiếp tục duy trì thêm 1-2 tháng nữa với tình hình dịch bệnh hiện nay. Thực trạng đáng báo động này thực tế không khó lường trước bởi tới hơn 80% sàn thừa nhận doanh thu rất thấp hoặc thậm chí bằng 0 trong nửa đầu năm 2021, 78% sàn phải lựa chọn phương án cắt giảm nhân sự hoặc cho nghỉ không lương và 28% sàn cầm cự trong tình trạng quỹ lương thanh toán cho người lao động đã cạn kiệt.

BẤT ĐỘNG SẢN "MẮC KẸT" TRONG KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH - LUẬT TÂN SƠN

Ngoài ra, Hội Môi giới Bất động sản cũng nhận định các sàn giao dịch cũng đã và đang đứng trước bờ vực của hàng loạt khó khăn như: rủi ro bồi thường hợp đồng, liên đới chịu trách nhiệm, rủi ro mất tiền cọc, bị phạt do không đảm bảo đúng cam kết tiến độ, chậm nộp các khoản như thuế và bảo hiểm xã hội, bị đòi mặt bằng trước hạn thậm chí cắt nước, cắt điện do chậm thanh toán tiền thuê mặt bằng. Tuy nhiên, trái ngược với điều này, đa phần các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đều thừa nhận không được hỗ trợ từ các chính sách mà nhà nước ban hành trong đại dịch. Khoảng 75% doanh nghiệp vẫn giữ nguyên thời hạn nộp thuế cũng như mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định pháp luật. Hơn 85% doanh nghiệp vẫn bị ràng buộc bởi nghĩa vụ đóng góp vào quỹ hưu trí, tử tuất. Hiện nay, nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là do không được hướng dẫn về thủ tục và không được tiếp nhận hồ sơ.

Nhằm hỗ trợ tối đa để các sàn có đủ khả năng đối mặt và vượt qua khó khăn trước mắt, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam đã xây dựng 05 đề xuất với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để có hướng đi mới cho tình trạng này:

    - Thứ nhất: bổ sung nhóm ngành bất động sản đặc biệt là ngành dịch vụ môi giới bất động sản vào nhóm đối tượng được hưởng đầy đủ các chính sách hỗ trợ của nhà nước.

    - Thứ hai: cho phép hoãn hoặc gia hạn thời hạn nộp các khoản như thuế, bảo hiểm xã hội,….. đối với các sàn giao dịch để doanh nghiệp có thêm nguồn tiền hỗ trợ lao động cũng như đồng hành cùng với chính quyền trong chống dịch.

    - Thứ ba: nhanh chóng ban hành Nghị quyết về miễn, giảm thuế hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Trong đó, lưu ý nội dung giảm 50% thuế thu nhập cho doanh nghiệp sàn giao dịch bất động sản có phát sinh từ tháng 5 đến hết năm 2021 để có thể sớm phục hồi sản xuất kinh doanh.

    - Thứ tư: xây dựng các chính sách để ngân hàng giảm tiến độ trả nợ, đặt ra mức lãi suất phù hợp, hướng tới giảm bớt áp lực tài chính cho doanh nghiệp cũng như củng cố năng lực chống đỡ khó khăn trong thời gian bị ảnh hưởng bởi đại dịch

    - Thứ năm: đẩy mạnh tiến độ thực hiện chương trình điều chỉnh, tháo gỡ vướng mắc trong quy trình pháp luật đối với thủ tục đầu tư; từ đó cải thiện việc giải quyết thủ tục hành chính các dự án đầu tư bất động sản, làm tăng nguồn cung cho thị trường và kích thích hoạt động đầu tư toàn xã hội.

BẤT ĐỘNG SẢN "MẮC KẸT" TRONG KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH - LUẬT TÂN SƠN

Ngoài ra, với mục tiêu đồng hành cùng các sàn giao dịch và nhà môi giới bất động sản, Hội cũng đề nghị sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ phía các chủ dự án như không phạt hợp đồng nếu các sàn không đảm bảo đúng tiến độ bán hàng do thực hiện giãn cách xã hội. Trong khi đó, các đơn vị và cá nhân cho thuê mặt bằng có thể cắt giảm một phần tiền nhà, hoặc gia hạn thời hạn nộp tiền thuê trong thời gian giãn cách xã hội.

    Hà Linh 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét