LÀM THẾ NÀO ĐỂ RÚT CỔ PHẦN TỪ CÔNG TY CỔ PHẦN
Câu hỏi: Chào luật sư, tôi có thắc mắc sau mong luật sư giúp tôi giải đáp: tôi có góp vốn vào công ty cổ phần của gia đình, và khi nộp tiền tôi không lấy giấy biên nhận nộp. Trong sổ cổ đông có ghi rõ số tiền tôi đã nộp từng lần nhưng đến nay (từ 2015 - 2021) tôi chưa từng nhận được phần cổ tức nào. Hiện tại tôi đã nghỉ làm tại công ty, và muốn rút lại số tiền gốc thì có được không? Tôi nên làm thế nào để có thể nhận được? Xin cảm ơn.
Trả lời: Chào bạn, trước hết chúng tôi xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Tân Sơn chúng tôi, về yêu cầu tư vấn của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 119 Luật doanh nghiệp năm 2020 về Nghĩa vụ của cổ đông thì: :
“Khôg được rút vốn đã góp bằg cổ phần phổ thôg ra khỏi côg ty dưới mọi hìh thức, trừ trườg hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trườg hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy địh tại khoản này thì cổ đôg đó và người có lợi ích liên quan trong côg ty phải cùng liên đới chịu tráh nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của côg ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra.“
Như vậy, nếu bạn muốn rút vốn ra khỏi công ty thì chỉ có thể chọn một trong hai cách đó là: thứ nhất, yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình; thứ hai, tiến hành chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác trong công ty hoặc cho người khôg phải là cổ đông trong công ty.
TRƯỜNG HỢP YÊU CẦU CÔNG TY MUA LẠI CỔ PHẦN
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 132 Luật doanh nghiệp 2020 về Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông:
"1. Cổ đông đã biểu quyết khôg thông qua nghị quyết về việc tổ chức lại côg ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đôg quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu côg ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằg văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đôg, số lượng cổ phần từng loại, giá dự địh bán, lý do yêu cầu côg ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến côg ty trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Đại hội đồg cổ đôg thông qua nghị quyết về các vấn đề quy địh tại khoản này".
Nếu bạn rơi vào một trong các trường hợp: phản đối quyết định của công ty về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của cổ đông từ đó dẫn đến yêu cầu mua lại cổ phần, thì công ty sẽ tiến hành mua lại cổ phần của bạn theo giá của thị trường hoặc theo giá đã thỏa thuận và được ghi trong điều lệ.
Còn nếu không phải 1 trong các trường hợp trên thù tùy theo sự toat thuận của các bên mà việc mua lại số phần có được thực hiện hay không. Trong trường hợp công ty không mua lại cổ phần thì bạn có thể lựa chọn phương án thứ 2 - chuyển nhượng số cổ phần của bạn cho người khác.
TRƯỜNG HỢP CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 về việc chuyển nhượng cổ phần:
“1. Cổ phần được tự do chuyển nhượg, trừ trườg hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ côg ty có quy định hạn chế chuyển nhượg cổ phần. Trường hợp Điều lệ côg ty có quy định hạn chế về chuyển nhượg cổ phần thì các quy địh này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trog cổ phiếu của cổ phần tươg ứng”.
Nếu bạn là không phải là cổ đông sáng lập và điều lệ công ty không có quy định về hạn chế chuyển nhượng cổ phần thì bạn có thể tiến hành chuyển nhượng số cổ phần của mình cho cổ đông khác.
Còn nếu bạn là cổ đông sáng lập thì bạn chỉ có thể rút vốn bằng hình thức chuyển nhượng cổ phần cho người khác kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doah nghiệp đến thời điểm chuyển nhượg đã được 3 năm. Sau thời hạn 3 năm, cổ đông sáng lập có thể tự do chuyển nhượg cổ phần phổ thông cho thành viên ság lập khác. Nhưng nếu muốn chuyển nhượg cổ phần đó cho người không phải là cổ đôg sáng lập thì phải được sự chấp thuận của Đại hội đồg cổ đông.
Phương Linh
0 Nhận xét