HOT

6/recent/ticker-posts

TÌNH TRẠNG CHÊNH LỆCH ĐÁNG QUAN NGẠI VỀ TỈ LỆ TIÊM VACCINE TOÀN CẦU

ĐỘNG THÁI CỦA WHO TRƯỚC TÌNH TRẠNG NHIỀU QUỐC GIA TIÊM MŨI VACCNIE TĂNG CƯỜNG


Trong thời điểm bùng phát đại dịch Covid-19 toàn cầu và đại đa số quốc gia “mắc kẹt” trong tình trạng khủng hoảng vì thiếu vaccine, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thẳng thắn lên án những quốc gia với tiềm lực kinh tế ổn định nhanh chóng tiêm mũi tăng cường vaccine Covid-19 cho người dân thay vì hỗ trợ các nước khó khăn – nơi người dân mới chỉ được tiêm một mũi vaccine, thậm chí có những người chưa từng được tiêm. Ông Mike Ryan – Giám đốc khẩn cấp của WHO nhận định tình trang hiện nay là "chúng ta đang lên kế hoạch phát thêm áo phao cho người đã có áo phao, trong khi để mặc những người khác chết đuối mà không có chiếc áo phao nào". Trước khi Mỹ thông báo về kế hoạch tiêm liều tăng cường cho những người tiêm phòng sớm, các chuyên gia WHO vẫn khẳng định không cần thiết bởi hiện nay chưa đủ bằng chứng khoa học cho thấy việc tiêm liều tăng cường là cần thiết hay bắt buộc.

Tính đến thời điểm hiện nay, toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 209.854.498 ca nhiễm Covid-19 với 4.401.620 ca tử vong và 188.070.630 người đã bình phục, tăng lần lượt 508.421 và 8.111 ca so với chỉ một ngày trước đó.

Mỹ – hiện đang là vùng dịch lớn nhất thế giới, hiện đối mặt với 37.938.618 ca nhiễm và 640.421 ca tử vong, đồng nghĩa với tăng 42.036 ca nhiễm và 331 ca tử vong chỉ trong vòng một ngày. Tuy nhiên, Mỹ vẫn cho thấy những nỗ lực trong hỗ trợ các khu vực tiềm ẩn nguy cơ bùng phát đại dịch Covid-19, cụ thể Mỹ đang tiến hành vận chuyển 1,2 triệu liều vaccine Pfizer tới Bờ Biển Ngà và toàn bộ lô hàng được quản lý qua chương trình phân phối được hỗ trợ bởi WHO và Liên minh vaccine Gavi. Tuy ghi nhận chưa tới 400 ca tử vong Covid-19, Bờ biển Ngà đang đối phó với sự gia tăng đột biến số ca nhiễm trên toàn lục địa trong đợt lây nhiễm thứ ba. Không chỉ dừng lại ở đó, số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ dân số châu Phi được tiêm chủng đủ hai mũi chiếm chưa tới 2%, thậm chí một số quốc gia và khu vực phải hủy liều không được sử dụng do cơ sở hạ tầng y tế còn yếu kém.

Pháp, vùng dịch đứng thứ năm trên thế giới, ghi nhận 6.533.383 ca nhiễm và 112.976 ca tử vong, tăng lần lượt 28.405 và 112 ca trong vòng một ngày. Trớ trêu thay, những người từ chối tiêm vaccine ở Pháp đang phải trả hàng trăm euro để mua thẻ y tế giả trên chợ đen trực tuyến nhằm chứng minh bản thân đã tiêm chủng hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính kẻ từ khi quy định về việc xuất trình thẻ khi vào quán cà phê, tàu liên thành phố, rạp chiếu phim, quán bar,…..chính thức bắt buộc áp dụng.

Anh, vùng dịch thứ sáu thế giới, ghi nhận 6.355.887 ca nhiễm dịch và tăng 33.904 ca so với một ngày trước. Tuy nhiên Anh đã cho thấy những tiến bộ đáng kể khi giảm mạnh số ca tử vong so với khoảng thời gian đầu năm 2021 do chiến dịch tiêm chủng tiến hành thành công.

TÌNH TRẠNG CHÊNH LỆCH ĐÁNG QUAN NGẠI VỀ TỈ LỆ TIÊM VACCINE TOÀN CẦU - LUẬT TÂN SƠN

Ngày 18/08 vừa qua, Tổ chức Chữ thập Đỏ buộc phải lên tiếng cảnh báo về việc các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cần nhận được sự hỗ trợ tăng cường hơn nữa để đảm bảo đủ số lượng liều vaccine Covid-19 để có thể đối mặt với số ca nhiễm mới cũng như số ca tử vong kỷ lục do biến chủng Delta. Bởi hiện nay, trong khi một số quốc gia phát triển như Canada, Tây Ban Nha, Anh, Mỹ,…… đã tiêm chủng đầy đủ cho từ 50% - 60% người dân, tỷ lệ này tại các quốc gia Đông Nam Á vẫn ở mức thấp đáng lo ngại.

Ông Alexander Matheou – Giám đốc khu vực châu Á Thái Bình Dương của Liên đoàn Chữ thập Đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế nhận định: "Trước mắt, chúng ta cần sự hỗ trợ tích cực từ các nước giàu để chia sẻ khẩn cấp hàng triệu liều vaccine tới các nước Đông Nam Á"; đồng thời ông nhấn mạnh rằng các công ty vaccine cùng chính phủ các quốc gia cũng cần chia sẻ công nghệ và thúc đẩy sản xuất vaccine.

    Hà Linh

Đăng nhận xét

0 Nhận xét