HOT

6/recent/ticker-posts

KHÓ KHĂN NỐI TIẾP KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN NÔNG SẢN

GIỮA THỜI ĐIỂM TĂNG CƯỜNG GIÃN CÁCH XÃ HỘI, NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐỐI MẶT VỚI TRỞ NGẠI TRONG VẬN CHUYỂN NÔNG SẢN

 

Thông tin trên được Phó cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam – ông Lê Minh Đạo chia sẻ vào ngày 18/08 vừa qua. Cụ thể, những trở ngại trong quá trình đưa nông sản từ đồng ruộng tới các điểm tập kết hay nhà máy trực tiếp khiến việc thu gom và vận chuyển hàng hoá nông sản bị ngưng trệ cũng như gây nhiều khó khăn cho người dân trong việc tiêu thụ nông sản. Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết việc lưu thông và phân phối hàng nông sản trên toàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang bị gián đoạn nghiêm trọng khiến thương nhân gần như không thể tiếp tục thu mua thóc gạo, đẩy giá lúa tại đồng bằng sông Cửu Long đang trên đà sụt giảm xuống chạm mức còn 4.700 đồng vào 5/8.

Việc thu, mua nông sản hiện nay chủ yếu được thực hiện bằng ghe, xuồng lưu thông trên các tuyến đường thủy nội địa thuộc quản lý của địa phương. Theo đó, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đề nghị chính quyền các địa phương tăng cường hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi tối đa để người dân dễ dàng vận chuyển hàng hóa, nông sản trên các tuyến đường thủy địa phương, từ đó nhanh chóng kết nối đến các cảng, bến, tuyến đường thủy nội địa chính.

KHÓ KHĂN NỐI TIẾP KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN NÔNG SẢN - LUẬT TÂN SƠN

Bên cạnh đó, ngành y tế quy định thuyền viên phải có giấy xét nghiệm âm tính với hiệu lực 72 giờ. Mặc dù vậy trên thực tế, với đặc thù ngành nghề và môi trường làm việc không thường xuyên có mặt tại đất liền, nhiều thuyền viên bị hết hạn giấy xét nghiệm trong thời gian làm việc. Những bất cập này dẫn tới tình trạng do không tổ chức test nhanh tại chốt trong khi đa số thuyền viên hết hạn giấy xét nghiệm, phương tiện không được lưu thông qua chốt khiến nhiều tàu bị ùn tắc. Đối mặt với tình trạng này, Cục Đường thủy nội địa đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải phương án bổ sung các điểm xét nghiệm nhanh cho thuyền viên, người lái phương tiện tại các chốt kiểm soát dịch trên đường thủy nội địa để khắc phục tình trạng ùn tắc cũng như đảm bảo an toàn cho thương nhân. Ngoài ra, một số địa phương còn yêu cầu các chủ tàu kê khai chi tiết lộ trình các điểm đến song việc này còn nhiều bất cập do phần lớn tàu vận chuyển nông sản phải đi nhiều địa điểm trong ngày nên việc xác định chính xác lộ trình cụ thể là gần như không thể.

Lãnh đạo Cục Đường thủy nội địa cũng cho biết phương tiện đường thủy hiện nay đa phần vẫn hoạt động thông suốt trên các tuyến đường thủy khu vực đồng bằng sông Cửu Long đến TP HCM. Tính từ đầu năm, các bến thủy nội địa đồng bằng sông Cửu Long đã thông qua hơn 24 triệu tấn hàng hóa, đồng nghĩa với việc chỉ giảm khoảng 4,8% so với cùng kỳ năm 2020. Các phương tiện chở hàng thuộc diện ưu tiên di chuyển bằng “luồng xanh” thì không phải khai báo y tế tại các chốt. Trong tháng 7, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các sở giao thông vận tải TP HCM, Long An, Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long đã bước đầu triển khai tuyến “luồng xanh” đường thủy từ các tỉnh về TP HCM. Bằng hình thức này, các tàu cao tốc đã vận chuyển được 08 chuyến hàng với tổng cộng gần 150 tấn nông sản từ các tỉnh về TP HCM cũng như vẫn duy trì hoạt động trong giai đoạn chống dịch tại thành phố.

Bộ Công Thương đánh giá trước mắt, thách thức lớn nhất mà người dân các tỉnh phía Nam phải đối mặt và có khả năng gây ách tắc tiêu thụ, xuất nhập khẩu bắt nguồn từ khâu thu hoạch, vận chuyển thóc, gạo trong suốt thời kì giãn cách xã hội. Điều này cũng gián tiếp khiến các thương nhân có thái độ e ngại ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo trong tương lai.

     Hà Linh

Đăng nhận xét

0 Nhận xét