HOT

6/recent/ticker-posts

HÀNG LOẠT DOANH NGHIỆP THUỶ SẢN KHÔNG THỂ "TRỤ VỮNG" VỚI "3 TẠI CHỖ"

QUA THỜI KÌ HOÀNG KIM CỦA “3 TẠI CHỖ”, NHIỀU NHÀ MÁY THUỶ SẢN BUỘC PHẢI TẠM NGỪNG SẢN XUẤT

 

Theo thông tin ghi nhận được từ phía Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau thời điểm bùng nổ “3 tại chỗ” như “phao cứu sinh” cho các doanh nghiệp và chuỗi cung ứng – sản xuất trong đại dịch, một bộ phận lớn nhà máy thuỷ sản đã phải ngưng sản xuất trong khi số còn lại cũng đang duy trì trong tình trạng “chồng chất” khó khăn. Cụ thể trong công văn gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, VASEP thống kê hiện nay trên thực tế, số doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam bảo đảm thực hiện biện pháp "3 tại chỗ" đáp ứng điều kiện chỉ chiếm khoảng 30%; tuy nhiên duy trì trong hoàn cảnh chi phí tăng vọt và chỉ có thể huy động tối đa 50% số lượng lao động. Những hạn chế này khiến các công ty rơi vào tình trạng công suất sản xuất trung bình chỉ có thể duy trì ở mức 40-50% so với trước đây, kéo công suất chung của cả vùng xuống khoảng 30-40%. Các vật tư, phụ liệu, bao bì... phục vụ chế biến thủy sản cũng bị thu hẹp, giảm công suất nguồn cung đến 50%. Trước những con số đáng lo ngại nêu trên, VASEP và các doanh nghiệp thể hiện sự quan ngại rõ rệt khi cho rằng "3 tại chỗ" chỉ là biện pháp tạm thời, ngắn hạn và chỉ có thể kéo dài từ 2-3 tuần với các doanh nghiệp vừa, hoặc nhỉnh lên 4-5 tuần đối với các doanh nghiệp lớn.

HÀNG LOẠT DOANH NGHIỆP THUỶ SẢN KHÔNG THỂ "TRỤ VỮNG" VỚI "3 TẠI CHỖ" - LUẬT TÂN SƠN


Trong khi đó, 70% doanh nghiệp còn lại không thể duy trì phương án "3 tại chỗ" buộc phải ngừng sản xuất dù khoản thiệt hại trước mắt mà họ phải gánh chịu là không hề nhỏ, thậm chí đe doạ đến công việc kinh doanh và tiềm lực tài chính trong tương lai. Nhiều doanh nghiệp phải “xoay xở” trong tình trạng nợ nần chồng chất, mất khách hàng, khó huy động được công nhân sau giãn cách, rủi ro tài chính,…..

Trước nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng và xuất khẩu thuỷ sản, VASEP kiến nghị đưa người lao động tại nhà máy chế biến thuỷ sản vào danh sách ưu tiên tiêm vaccine để tiếp tục ổn định hệ thống sản xuất: "Do thực tế lượng vaccine còn hạn chế và không có ngay một lúc, Hiệp hội tha thiết đề nghị Thủ tướng xem xét thứ tự ưu tiên các thành phần được tiêm vaccine ngừa Covid-19". Hiệp hội khẳng định nên tập trung tiêm cho người lao động tại các nhà máy chế biến thủy sản để một mặt hỗ trợ doanh nghiệp giữ thị trường và đối tác xuất khẩu; mặt khác giúp duy trì được sản xuất, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, kể cả trong các lĩnh vực khác như nông - ngư nghiệp và sản xuất nguyên liệu.

Song song với việc tiêm vaccine, VASEP kiến nghị Bộ Y tế hoàn thiện bộ quy tắc và tổ chức huấn luyện cho các tỉnh và doanh nghiệp thực hiện "y tế tại chỗ". Cụ thể, các doanh nghiệp sẽ chủ động sử dụng tổ y tế của mình để tổ chức xét nghiệm cho người lao động với tần suất 2 lần/tháng; sau đó mẫu xét nghiệm được gửi cho cơ quan y tế và kết quả xét nghiệm của doanh nghiệp sẽ được áp dụng trong lưu thông và giao dịch. Cùng với đó, CDC sẽ tổ chức xét nghiệm cho doanh nghiệp 01 tháng/lần để có thể đảm bảo mỗi công nhân được xét nghiệm tối thiểu 03 lần/tháng. Bộ Y tế cũng cần có hướng dẫn xử lý kịp thời với các doanh nghiệp thực hiện "3 tại chỗ" như phát hiện F0, chỉ khoanh vùng và cách ly khu vực có nguy cơ, phun khử khuẩn, xét nghiệm...

     Hà Linh

Đăng nhận xét

0 Nhận xét