NGƯỜI CHA CÓ ĐƯỢC GIÀNH QUYỀN NUÔI CON KHI KHÔNG ĐỨNG TÊN TRÊN GIẤY KHAI SINH CỦA CON?
Câu hỏi: Chào luật sư: tôi có thắc mắc sau mong luật sư giúp tôi giải đáp. Tôi và bạn trai chưa cưới nhưng có con chung và đã sinh bé. Trong khoảng thời gian mang thai bạn trai tôi không quan tâm cũng không hỏi hạn đến. Vậy nên, khi khai sinh cho con tôi đã để con mang họ mẹ, không có bố. Tôi muốn hỏi nếu sau này bạn trai tôi muốn nuôi con thì tôi có cách nào ngăn cản không. Tôi có đủ điều kiện kinh tế để một mình nuôi con. Mong luật sư tư vấn giúp tôi để tôi có thể giữ được quyền nuôi con. Xin cảm ơn!
Trả lời: Chào bạn, chúng tôi xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Tân Sơn chúng tôi, về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:
Theo những gì bạn đã đề cập, tuy bạn trai bạn không có tên trong giấy khai sinh của bé, nhưng theo quan hệ huyết thống thì vẫn là quan hệ cha - con. Do vậy, nếu bạn trai bạn muốn giành quyền nuôi con thì bạn trai bạn có thể khởi kiện giành quyền nuôi dưỡng, những trước đó, cần phải tiến hành thủ tục công nhận quan hệ cha con. Về việc có giành được quyền nuôi con hay không thì: căn cứ theo quy định tại Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trog trường hợp nam, nữ chug sống với nhau như vợ chồg mà không đăg ký kết hôn
Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.
Điều 81. Việc trôg nom, chăm sóc, nuôi dưỡg, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trôg nom, chăm sóc, nuôi dưỡg, giáo dục con chưa thàh niên, con đã thành niên mất năg lực hành vi dân sự hoặc không có khả năg lao độg và khôg có tài sản để tự nuôi mình theo quy địh của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồg thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trườg hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết địh giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 thág tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trườg hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trôg nom, chăm sóc, nuôi dưỡg, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi íh của con.
Trên đây là một vài lời tư vấn về tình huống của bạn, nếu cần tư vấn cụ thể hoặc chưa rõ về thắc mắc của mình bạn có thể liên hệ đến hotline của công ty hoặc gửi mail để được giải đáp cụ thể nhất.
Trân trọng
Phương Linh
0 Nhận xét