HOT

6/recent/ticker-posts

TP HCM: CƯỚC PHÍ VẬN CHUYỂN CHẠM MỨC ĐỈNH

NHU CẦU MUA SẮM TỶ LỆ NGHỊCH VỚI SỐ LƯỢNG SHIPPER CÔNG NGHỆ ĐẨY CƯỚC PHÍ GIAO HÀNG TẠI TP HCM LÊN MỨC KHÓ TIN

 

Chị C (hiện sinh sống tại Quận Tân Bình, TPHCM) khẳng định giá cước vận chuyển hàng hóa đã tăng rất nhiều so với trước. Chị C. đặt nhân viên giao hàng thông qua ứng dụng Ahamove để đưa bánh bông lan từ Quận Tân Bình đến Quận 2 và Quận 7 với phí giao hàng lên tới 250.000 đồng. Điều đáng nói là những đơn hàng tương tự trong thời điểm dịch bệnh chưa bùng phát chỉ mất từ 100.000 đến 120.000 đồng. "Phí ship đã tăng rất sốc, của Ahamove dường như đã tăng 2 lần so với bình thường và Grab cũng tăng mạnh", chị C. lo lắng tìm cách dần dần cân đối các khoản phí giữa mùa “vật giá leo thang”.

Rơi vào trường hợp tương tự chị C., chị Nguyễn Thị Dung (thường trú tại Quận 3) giãi bày, thay vì trực tiếp đưa thực phẩm cho em gái ở Quận Bình Thạnh, chị đặt nhân viên giao hàng của Grab với cước phí rơi vào khoảng hơn 70.000 đồng, trong khi bình thường chị chỉ phải thanh toán một nửa số tiền này. "Tôi gửi rau củ và thịt chỉ khoảng 150.000 đồng mà tiền vận chuyển chiếm gần một nửa so với tiền thức ăn. Giá ship đúng là tăng chóng mặt", chị Dung nhận định.


TP HCM: CƯỚC PHÍ VẬN CHUYỂN CHẠM MỨC ĐỈNH - LUẬT TÂN SƠN


Không đối mặt với tình trạng phí giao hàng tăng đỉnh điểm nhưng nhiều người dân TP HCM phàn nàn về việc phải mở hàng hóa để nhân viên giao hàng kiểm tra trước khi giao. Cụ thể, nhằm đảm bảo an toàn cũng như tránh trường hợp bị kiểm tra đột xuất, đa số nhân viên giao hàng tại TP HCM yêu cầu được kiểm tra để chắc chắn đơn hàng đó là nhu yếu phẩm. Có thể thấy, quy trình gửi hàng hóa trong thời điểm này không hề dễ dàng khi cả người dân và các công ty vận chuyển đều phải đối mặt với những khó khăn và yếu tố cản trở khách quan; đặc biệt khi Chỉ thị 16 được nâng cao, nhân viên giao hàng có thể bị kiểm tra bất kỳ lúc nào cũng như bị hạn chế đi lại đáng kể so với trước kia.

Tuy nhiên trên thực tế giá cước tăng là do cách tính giá cước của các ứng dụng. Cụ thể, giá mỗi cuốc xe được tính toán dựa trên tỷ lệ giữa nhu cầu của khách hàng và số lượng xe có sẵn tại thời điểm đặt. Theo đó, khi nhu cầu giao hàng tăng cao trong khi khả năng đáp ứng của lượng xe lúc đó lại quá ít thì giá sẽ tăng lên để có thể cân bằng và đảm bảo lợi nhuận cho các bên. Đại diện Gojek Việt Nam cũng cho biết, khi TPHCM bắt đầu áp dụng Chỉ thị 16, doanh nghiệp chỉ hoạt động dịch vụ giao nhận hàng hóa và đi chợ hộ. Dù người dân hạn chế ra khỏi nhà và lượng đơn hàng tăng không ngừng thì nhiều tài xế xe công nghệ lại thuộc diện cách ly, phong tỏa, do đó không thể đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của người dân và trực tiếp đẩy cước phí giao hàng ngày càng cao. "Những tài xế còn tiếp tục hoạt động thường là đối tượng cực kỳ khó khăn. Họ phải chấp nhận rủi ro để tiếp tục chạy xe kiếm tiền nuôi gia đình. Nếu xảy ra trường hợp khó đặt được xe giao hàng hoặc giá cước tăng thì chúng tôi mong nhận được sự thông cảm của người dân", đại diện Gojek giãi bày.

Hiện nay, do những nguyên nhân cần thiết và bắt buộc, việc các đơn vị vận chuyển áp dụng biện pháp như: tăng cước phí, hoạt động trong khoảng thời gian ấn định, giới hạn các mặt hàng được phép giao-nhận,………hiển nhiên sẽ làm nảy sinh một số bất tiện trong quá trình sử dụng dịch vụ của người dân; tuy nhiên các hãng đều mong người dân nói chung thông cảm, hiểu và nghiêm túc thực hiện để có thể nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, khôi phục và duy trì nhịp sống thường ngày.

    Hà Linh  

Đăng nhận xét

0 Nhận xét