HOT

6/recent/ticker-posts

THỰC TRẠNG KHÓ KHĂN CỦA THỊ TRƯỜNG THỰC PHẨM TP HCM

ĐỨNG TRƯỚC NHỮNG “RÀO CẢN” DO COVID-19 GÂY RA, THỊ TRƯỜNG THỰC PHẨM TP HỒ CHÍ MINH XÂY DỰNG NHỮNG GIẢI PHÁP NÀO?


Trong những ngày giãn cách xã hội vừa qua, người dân TP HCM nói chung và các cửa hàng thực phẩm nói riêng phải đối mặt với tình trạng hàng hoá “nhỏ giọt”, thiếu nguồn cung dẫn đến thiếu hàng hoá bán ra, khó mua, phải biết “nắm bắt cơ hội”, có khả năng bị huỷ đơn bất cứ lúc nào,…… Tình cảnh này hiện tại không chỉ ảnh hưởng tới người mua hay các cửa hàng offline mà thậm chí những cửa hàng online – hướng đi mới cho một số chuỗi doanh nghiệp F&B cũng chung cảnh ngộ. Không nằm ngoài vòng xoáy, hàng loạt siêu thị tại TP HCM cũng đối mặt với khó khăn khi không chỉ thiếu lực lượng phục vụ khách hàng mua trực tiếp mà còn gián tiếp ảnh hưởng và làm trì trệ hoạt động chăm sóc khách hàng, tiếp nhận đơn và đóng gói hàng hoá trên website hay các sàn thương mại điện tử của siêu thị, dẫn tới khó có thể đáp ứng kịp thời và toàn bộ nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của chính quyền và Bộ Công thương dường như đang dần mở ra những giải pháp mang tính khả thi nhằm “gỡ” phần nào nút thắt mà thương nhân và người dân đang phải đối mặt. Cụ thể, 13 chợ truyền thống đang tiến hành những khâu cuối trong quá trình chính thức mở thí điểm; cùng với đó, Sở Công thương đề nghị các địa phương triển khai bán hàng trực tuyến ngay tại các chợ truyền thống hiện nay của TP HCM như Tân Hoà Đông, Bình Tây, Phú Lâm,….. Ngoài ra, tận dụng sự phát triển của phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là mạng xã hội, nhiều cửa hàng và cá nhân kinh doanh tranh thủ chào hàng và tiến hành cung ứng thực phẩm ngay tại các nền tảng Zalo, Facebook, Fanpage của Ban quản lý chợ, Fanpage chung cư,…..

THỰC TRẠNG KHÓ KHĂN CỦA THỊ TRƯỜNG THỰC PHẨM TP HCM - LUẬT TÂN SƠN

VNExpress. Ảnh minh hoạ

Tuy nhiên, giải quyết được vấn đề về nguồn cung thực phẩm và phân chia đồng đều các kênh cung ứng hàng hoá, thương nhân và người dân tiếp tục đối mặt với một trở ngại không nhỏ - việc vận chuyển nguyên liệu và thực phẩm từ nhà cung ứng cũng như trong nội thành. Đối với vận chuyển nguyên liệu từ Đà Lạt về TP HCM, các đơn vị giao hàng buộc phải đảm bảo thực hiện đầy đủ 04 bước gồm:

    1, Bảo đảm kết quả xét nghiệm âm tính đối với mọi nhân viên kho trung chuyển cũng như nhân viên của các đối tác mà đơn vị vận chuyển đó hợp tác

    2, Bảo đảm tiêu chí “03 tại chỗ” (sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ) đối với nhóm tài xế đảm nhận việc vận chuyển hàng hoá qua nhiều địa phương

    3, Bảo đảm duy trì 5K trong mọi quy trình giao nhận hàng

    4, Áp dụng phương án “1 cung đường 2 địa điểm”, cụ thể: chỉ hoạt động 1 cung đường từ Đà Lạt về TP HCM với 2 địa điểm chính là hai đầu của cung đường này

Đối với việc giao nhận hàng hoá trong nội thành, tình trạng thiếu tài xế giao hàng ngày một tăng cao, xuất phát từ quá tải đơn hàng, thời gian hoàn thành mỗi đơn hàng hay những tác động khách quan của giãn cách xã hội. Gojeck là một ví dụ khi số lượng đơn GoFood và GoSend chạm mức hàng chục nghìn đơn, gấp khoảng 5 lần so với số đơn những ngày thường. Để giải quyết mối lo thiếu hụt nhân lực này, hàng loạt đơn vị vận chuyển đã tính toán và xây dựng phương án củng cố nhân lực:

    - GHN: tăng cường tuyển thêm tài xế từ các doanh nghiệp đang tạm ngừng kinh doanh và những người có nhu cầu tìm kiếm việc làm tăng thu nhập trong mùa dịch

    - Be: điều chuyển nhân lực, cụ thể các tài xế ô tô tạm tạm thời đảm nhận vị trí giao hàng

   - Gojek: tác động trực tiếp vào kinh tế khi đưa ra mức hỗ trợ đến 200.000 đồng/ngày đối với các tài xế. Ngoài ra, tài xế nhận đơn của GoFood còn nhận được 5000 đồng/đơn.

Tuy mỗi đơn vị vận chuyển và nhà cung ứng áp dụng những cách thức khác nhau nhưng đều hướng đến việc duy trì nhân lực ổn định, vững chắc để có thể đáp ứng một cách kịp thời nhu cầu của người mua hàng cũng như vượt qua khó khăn và thử thách trong đại dịch.

    Hà Linh

Đăng nhận xét

0 Nhận xét