HOT

6/recent/ticker-posts

THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VÀ NHỮNG RỦI RO TIỀM ẨN

THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN LUÔN LÀ ĐIỂM NÓNG ĐỐI VỚI NHỮNG NHÀ ĐẦU TƯ. TUY NHIÊN NHỮNG RỦI RO NÀO ĐANG “RÌNH RẬP” SAU CÁC DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THỊ TRƯỜNG?

 

Dựa theo báo cáo của Sở Xây dựng TP HCM về thực trạng thị trường bất động sản nửa đầu năm 2021, có thể nhận thấy ba rủi ro tiêu biểu mà các nhà đầu tư cũng như khách hàng thường gặp phải, từ đó đưa ra những cảnh báo về những bất cập trong hành lang pháp lý dẫn tới hạn chế và cản trở trong quá trình phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.

Một căn hộ được rao bán cho nhiều người mua: Đây có lẽ là một vấn đề cơ bản nhất khi một bất động sản được các chủ đầu tư treo bán cho không chỉ một khách hàng. Cách thức này không chỉ gây ra sự chồng chéo trong lượng khách hàng cân nhắc và lựa chọn mua, mà có thể gây ra mâu thuẫn hay tranh chấp giữa các chủ đầu tư, đơn vị phân phối và người mua. Nguyên nhân chính dẫn tới bất cập này là sự lạc hậu, bất hợp lý trong các văn bản như Luật Nhà ở năm 2005, Nghị định 90/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Nhà ở,…….. khi trao cho mỗi chủ đầu tư quá nhiều thẩm quyền trong việc phê duyệt thiết kế, phê duyệt dự án, nghiệm thu công trình,….mà không hề có sự can thiệp hay thông qua của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.

THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VÀ NHỮNG RỦI RO TIỀM ẨN - LUẬT TÂN SƠN


Bán nhà nhưng “giấu thông tin”: tuy đã ký kết hợp đồng mua bất động sản đầy đủ với các chủ đầu tư, môi giới bất động sản,…..theo đúng thủ tục mà pháp luật quy định, nhiều khách hàng vẫn “ngã ngửa” khi không được nắm bắt và cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin về bất động sản mà mình sở hữu, dẫn tới tình trạng bất động sản nhận được có những khiếm khuyết khó khắc phục, hoặc đơn thuần chỉ không hoàn toàn chính xác với những thông tin mà người mua được tiếp nhận.

“Nhà trên giấy”: đây là một trong những tình trạng phổ biến mà không ít người “dở khóc dở cười” khi gặp phải. Nói cách khác, tuy chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý và đôi khi vẫn đang “nằm trên giấy”, nhiều căn hộ đã được các chủ đầu tư, bên môi giới hay nhà thầu rao bán cho người mua, bất chấp những quy định pháp luật về nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền quản lý cấp tỉnh để xin ý kiến về việc căn nhà đó có đáp ứng đầy đủ điều kiện cần thiết để mở bán chính thức hay không (theo Khoản 2 Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014). Tuy nhiên, trên thực tế vẫn không ít khách hàng chấp nhận đăng ký giữ chỗ, đặt cọc cho những tài sản hình thành trong tương lai nêu trên.

Có thể thấy, những bất cập và không đồng nhất trong hệ thống quy định pháp luật hiện hành là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Hiện nay, sự thống nhất trong quá trình chuyển tiếp và ban hành các quy định pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, nhà ở, đất đai, quy hoạch đô thị chưa thực sự bảo đảm và đạt hiệu quả tối đa, gây ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, chậm giải quyết của một số cơ quan quản lý nhà nước cũng như chưa đảm bảo tính đồng bộ.

Trên cơ sở kết quả báo cáo nêu trên, Sở Xây dựng đã đề xuất hai kiến nghị:

    - Tăng cường và thắt chặt công tác công khai thông tin pháp lý về các dự án nhà ở.

    - Ngăn chặn tuyệt đối các hành vi vi phạm pháp luật

    - Theo dõi sát sao nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bất động sản trên địa bàn thành phố.

     Hà Linh

Đăng nhận xét

0 Nhận xét