HOT

6/recent/ticker-posts

CHIÊU THỨC LỪA ĐẢO MỚI TRONG TÂM DỊCH COVID-19

VỚI TÂM LÝ LO SỢ ĐẠI DỊCH COVID-19, NHIỀU NGƯỜI DÂN DỄ DÀNG “MẮC BẪY” CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG LỪA ĐẢO 


Công an Thành phố Hà Nội một lần nữa lên tiếng cảnh báo người dân về các thủ đoạn lợi dụng dịch bệnh Covid-19 để lừa đảo. Cụ thể, trong suốt khoảng thời gian dịch bệnh bùng phát, lợi dụng diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 cũng như đánh vào tâm lý lo sợ, hoang mang của đại đa số người dân dẫn tới sự mất cảnh giác và không có khả năng chọn lọc thông tin, một loạt vụ việc đối tượng giả mạo các tổ chức y tế uy tín nhằm lừa đảo và chiếm đoạt tài sản đã và đang diễn ra trên toàn quốc. Dưới danh nghĩa nhân viên y tế của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (NIHE), Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hay các nhãn hàng lớn, các đối tượng gửi thư điện tử (e-mail) cho người dân kèm theo tập tin, các liên kết cập nhật tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới và ở Việt Nam hay quà tặng hoặc những phần thưởng hấp dẫn. Tương tự hình thức này, một số đối tượng xây dựng những ứng dụng điện thoại có nét tương đồng với những phần mềm khai báo y tế chính thức như Bluezone hay NCOVI, tuy nhiên ngay tại thời điểm sử dụng, một mã độc từ chính phần mềm đó sẽ xâm nhập và thu thập trái phép từ những thông tin cá nhân như họ tên, đia chỉ, cơ quan đến những thông tin mang tính bảo mật cao như tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng của người dùng. Có thể thấy, ranh giới thật-giả trong những vụ việc này thực sự mong manh.

CHIÊU THỨC LỪA ĐẢO MỚI TRONG TÂM DỊCH COVID-19 - LUẬT TÂN SƠN


Không dừng lại ở đó, với những lời hứa hẹn về việc nhà đầu tư sẽ nhận được khoản lợi nhuận “khổng lồ” khi đầu tư vào các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ liên quan đến công tác phòng chống, xét nghiệm, chữa trị Covid-19, các đối tượng nhanh chóng “nắm giữ” lòng tin của người dân và thu về khoản tiền không nhỏ từ nguồn đầu tư “một đi không trở về” của những người nhẹ dạ cả tin. Đánh trực tiếp vào tâm lý lo sợ lây nhiễm Covid-19, đồng thời lợi dụng tốc độ lan truyền tin tức “chóng mặt” trên nền tảng mạng xã hội cũng như các diễn đàn trực tuyến, các đối tượng mở rộng phạm vi quảng bá các sản phẩm y tế hay các loại thuốc, vaccine có thể phòng ngừa virus một cách tối đa. Song song với chiêu trò này, các đối tượng lập nên các website bán hàng trực tuyến các nhu yếu phẩm như khẩu trang y tế, nước rửa tay, nước sát khuẩn,……. Sau khi nắm chắc trong tay số tiền của người mua hàng, chúng lập tức cắt đứt mọi liên lạc và không giao hàng như đã thỏa thuận. Điều đáng nói là tất cả sản phẩm này đều chưa từng được kiểm chứng chính thức bởi bất kỳ cơ quan hay đơn vị có thẩm quyền nào.

Không những vậy, các đối tượng còn tự xưng là bác sĩ hoặc nhân viên bệnh viện, mạo nhận đã điều trị cho bạn bè hay người thân của nạn nhân khỏi Covid-19 và yêu cầu nạn nhân thanh toán một khoản chi phí không nhỏ cho quá trình điều trị đó.

Đối mặt với sự phổ biến rộng rãi của những chiêu trò và thủ đoạn lừa đảo trên, Công an Thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân hoặc các nạn nhân có thể trực tiếp gửi các đường link, tình huống lừa đảo trực tuyến hoặc nghi ngờ là lừa đảo đến một trong các địa chỉ dưới đây:

    - Đường dây nóng 113;

    - Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053;

    - Trang facebook của Công an Hà Nội;

    - Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam: https://canhbao.ncsc.gov.vn

    Hà Linh 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét