NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI LÀM THẾ HÀO ĐỂ GÓP VỐN VÀO CÔNG TY VIỆT NAM?
CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Cam kết WTO về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
- Các Điều ước quốc tế về đầu tư mà Việt Nam là thành viên;
- Luật đầu tư 2020;
- Nghị định 31/2021/NĐ-CP nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư;
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI - CTY LUẬT TÂN SƠN, LUẬT SƯ TƯ VẤN - 098 889 92 93
HÌNH THỨC GÓP VỐN
- Nhà đầu tư góp vốn vào công ty:
+ Đối với công ty cổ phần: được mua cổ phần khi công ty tiến hành phát hành lần đầu hoặc lần phát hành thêm;
+ Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (hai thành viên) và công ty hợp danh: có quyền góp vốn vào công ty;
+ Đối với các tổ chức kinh tế khác thì được quyền góp vốn khi không thuộc vào một trong các trường hợp đã nêu trên.
- Nhà đầu tư mua cổ phần hoặc phần vốn góp của công ty:
+ Nhà đầu tư nước ngoài tiến hành mua cổ phần từ công ty hoặc từ các cổ đông muốn bán cổ phần (đối với cty cổ phần)
+ Nhà đầu tư nước ngoài tiến hành mua phần vốn góp của những thành viên trong cty trách nhiệm hữu hạn;
+ Đối với công ty hợp danh: các nhà đầu tư nước ngoài có thể mua phần vốn góp của các thành viên trong công ty;
+ Đối với các tổ chức kinh tế thì các nhà đầu tư nước ngoài có thể tiến hành mua phần vốn góp từ các thành viên trong công ty (nếu không thuộc các trường hợp đã nêu bên trên).
TRƯỜNG HỢP 1: NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐĂNG KÝ GÓP VỐN; MUA CỔ PHẦN, PHẦN VỐN GÓP TRƯỚC KHI CTY THAY ĐỔI THÀNH VIÊN
(sau đây các” nhà đầu tư nước ngoài đăng ký góp vốn; mua cổ phần, phần góp vốn” gọi là “nhà đầu tư” bên “nhận góp vốn cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài” gọi chung là “bên nhận đầu tư”)
- Tại:
+ Tổ chức kinh tế kinh doanh các ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện;
+ Các trường hợp quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020, các nhà đầu tư nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trong các trường hợp:
· Tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ từ nhỏ hơn hoặc bằng 50% lên trên 50%;
· Tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ.
- Hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
+ Bản sao các loại giấy tờ sau: Giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức bên đầu tư;
+ Văn bản thỏa thuận giữa bên đầu tư và bên nhận đầu tư;
+ Văn bản kê khai và bản sao các GCN quyền sử dụng đất của bên nhận đầu tư.
TRƯỜNG HỢP 2: BÊN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN THỦ TỤC THAY ĐỔI CỔ ĐÔNG (ĐỐI VỚI CTY CỔ PHẦN VÀ THAY ĐỔI THÀNH VIÊN (ĐỐI VỚI CTY TNHH) TẠI CƠ QUAN ĐĂNG KÝ KINH DOANH.
+ Bên đầu tư không thuộc trường hợp Trường hợp 1 thực hiện thủ tục trên theo quy định của pháp luật khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại các Cơ quan đăg ký kinh doanh nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.
+ Trường hợp có nhu cầu đăg ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế: thực hiện theo quy định tại Trường hợp 1.
Hồ sơ thay đổi gồm:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;
- Quyết định về việc thay đổi thành viên của công ty;
- Biên bản họp về việc thay đổi thành viên công ty (nếu có)
- Hợp đồng chuyển nhượng và các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng có xác nhận của đại diện pháp luật của công ty;
- Danh sách thành viên góp vốn hoặc sổ đăng ký cổ đông;
- Bản sao công chứng hộ chiếu thành viên mới tham gia góp vốn vào công ty (nếu có).
THỦ TỤC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI GÓP VỐN:
- Đối với các công ty 100% vốn Việt Nam:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.
Nếu hợp lệ sẽ có thông báo bằng văn bản trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Nếu không hợp lệ sẽ có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 2: Sau khi có chấp thuận của Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư: Nếu mua từ 51% vốn, sẽ được mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp cho công ty Việt Nam, sau đó bên đầu tư thực hiện hiện góp vốn và kê khai thuế thu nhập chuyển nhượng.
Bước 3: Bên nhận đâu tư sẽ thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông (thành viên) trên GCN nhận đăng ký kinh doanh(GCN đăng ký doanh nghiệp) tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.
THỦ TỤC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐĂNG KÝ GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN, PHẦN VỐN GÓP
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.
Nếu hợp lệ sẽ có thông báo bằng văn bản trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Nếu không hợp lệ sẽ có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 2: : Sau khi có chấp thuận của Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư: Nếu mua từ 51% vốn, sẽ được mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp cho công ty Việt Nam, sau đó bên đầu tư thực hiện hiện góp vốn và kê khai thuế thu nhập chuyển nhượng.
Bước 3: Bên nhận đầu tư sẽ thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông (thành viên) trên GCN nhận đăng ký kinh doanh(GCN đăng ký doanh nghiệp) tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Phương Linh
0 Nhận xét