HOT

6/recent/ticker-posts

CÁC ĐƠN VỊ QUẢNG CÁO CHO OLYMPIC 2020 PHẢN ỨNG THẾ NÀO TRƯỚC TÌNH HÌNH HIỆN TẠI?

ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG BẤT CẬP TRONG VIỆC TIẾN HÀNH OLYMPIC 2020, CÁC ĐƠN VỊ QUẢNG CÁO CHO THẾ VẬN HỘI LẦN NÀY BÀY TỎ MỐI QUAN NGẠI RÕ RỆT

 

Thế vận hội Olympic được xem như một trong những sự kiện thường niên hay “mảnh đất màu mỡ” cho các đơn vị quảng cáo cũng như nhà tài trợ quảng bá thương hiệu và sản phẩm của mình, thông qua những cuộc thi hoặc các câu chuyện thú vị về chính các vận động viên tham gia Thế vận hội. Tuy nhiên, đó là câu chuyện của những năm trước – thời kì đại dịch chưa bùng phát và giáng một “đòn chí mạng” lên toàn cầu. Những lời kêu gọi huỷ bỏ Olympic 2020 xuất phát từ mối lo về sự bùng phát đại dịch, số lượng vận động viên dương tính với Covid-19 tại các quốc gia ngày một tăng, các cuộc thi không có khán giả,….là những gì trên thực tế Thế vận hội nói chung và các đơn vị quảng cáo trên thế giới nói riêng đang phải đối mặt, từ đó dấy lên nguy cơ dẫn đến tình trạng cắt hợp đồng hay rút lui của các công ty quảng cáo.

CÁC ĐƠN VỊ QUẢNG CÁO CHO OLYMPIC 2020 PHẢN ỨNG THẾ NÀO TRƯỚC TÌNH HÌNH HIỆN TẠI? - LUẬT TÂN SƠN


Đối mặt với những khó khăn và cản trở này, các nhà tài trợ cũng như các công ty truyền thông đã thể hiện thái độ quyết liệt:

    - Panasonic và Toyota – nhà tài trợ và tập đoàn có ảnh hưởng tại Nhật Bản quyết định không cử CEO dự lễ khai mạc Olympic, song song với việc không chạy quảng cáo thông qua phương tiện truyền hình.

    - Tương tự với hai công ty trên, Visa, một trong các đơn vị tài trợ, bên cạnh quyết định không cử bất cứ giám đốc điều hành cấp cao nào đến tham dự sự kiện cũng không tổ chức các buổi gặp gỡ khách hàng tại Tokyo

    - United Airlines – đơn vị tài trợ chính của đội tuyển Mỹ đã kết hợp cùng vận động viên lướt sóng Kolohe Andino và vận động viên thể dục dụng cụ Simon Biles tiến hành chiến dịch quảng bá chung về hàng không trên nền tảng mảng xã hội, trưc tuyến và sân bay thay vì tập trung quảng cáo các chuyến bay đến Tokyo – tâm điểm của Thế vận hội.

Tuy nhiên, song song với đó vẫn tồn tại những đơn vị quảng cáo bất chấp mọi khó khăn duy trì các kế hoạch quảng cáo. NBCUniversal, một trong các công ty quảng cáo tại Mỹ, đã bỏ ra khoản tiền lên tới hàng tỷ USD cho việc độc quyền phát sóng Olympic cho tới năm 2032, đồng thời đây cũng là nguồn thu quan trọng nên buộc phải duy trì. Tính đến nay, công ty này đã bán tất cả các vị trí quảng cáo cho lễ khai mạc nhưng vẫn còn chỗ trống trong suốt phần còn lại của Thế vận hội và vượt mốc 1,2 tỷ USD so với Oympic Rio, với giá trị ước tính cho mỗi đoạn phim quảng cáo thời lượng 30 giây là hơn 1 triệu USD. Giám đốc tiếp thị của Chipotle – ông Chris Brandt thừa nhận dù không Thế vận hội 2020 không có sự tham gia của bất kỳ khán giả nào, nhưng đây vẫn được coi là cơ hội và phương án truyền thông khả quan nhất tính tới thời điểm hiện tại. 

Bên cạnh đó, một số công ty quảng cáo hiện đối mặt với guồng quay chạy các chiến dịch mà họ phải thiết kế lại từ đầu kể từ sau khi Thế vận hội bị hoãn vào năm ngoái do những thay đổi đáng kể về nhu cầu của các thương hiệu cũng như sự thay đổi chung của toàn thế giới. Mặc dù vậy trước mẳt, điều duy nhất mà các đơn vị quảng cáo hay các nhà tài trợ hướng tới có lẽ là sự bình ổn của Thế vận hội sắp tới và không xảy ra bất cứ rủi ro nào.

     Hà Linh

Đăng nhận xét

0 Nhận xét