HOT

6/recent/ticker-posts

ÁP DỤNG "3 TẠI CHỖ" - AN TOÀN HAY RỦI RO?

MÔ HÌNH “3 TẠI CHỖ” LIỆU CÓ THỰC SỰ ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG MÙA DỊCH?

 

Từng được coi như “sáng kiến” và phương án hiệu quả trong việc đảm bảo công tác phòng dịch song song với duy trì chuỗi cung ứng, những chủ doanh nghiệp áp dụng mô hình "ba tại chỗ - ăn, ở, sản xuất tại chỗ" không chỉ ổn định một phần bộ máy sản xuất, mà còn cho thấy tiềm lực kinh tế và nhân công vững chắc mà ít cơ sở đáp ứng nổi. Tuy nhiên chỉ sau một tháng ngắn ngủi, các doanh nghiệp này phải đối mặt với nguy cơ bùng phát dịch bệnh khi xuất hiện nhiều F0 ngay từ trong nhà máy, còn chủ doanh nghiệp lâm vào tình trạng "sản xuất không được, chữa bệnh cho F0 không xong".

Câu chuyện của Công ty Vissan là một điển hình. Ngày 28/6, Vissan bắt đầu áp dụng chính sách “ba tại chỗ” hỗ trợ toàn bộ lực lượng công nhân chủ chốt sinh hoạt và làm việc ngay tại nhà máy, đồng thời tiến hành xét nghiệm Covid-19 đều đặn. Mặc dù vậy chỉ trong vòng 19 ngày sau đó, sau lần xét nghiệm thứ tư trong một tháng với kết quả âm tính toàn bộ, Vissan bất ngờ phát hiện 19 ca F0. Tuy đảm bảo thực hiện đầy đủ công tác phòng chống dịch từ xét nghiệm tới truy vết nhưng doanh nghiệp phải thừa nhận, với đặc thù môi trường làm việc tiếp xúc với rất nhiều người như nhân viên bán hàng, mậu dịch bên ngoài, đổi trả hàng,….. công nhân vẫn không tránh khỏi nguy cơ nhiễm Covid-19. Tương tự Công ty Vissan, Công ty Việt Thắng Jeans cũng rơi vào trạng thái bị động khi phát hiện 19 ca dương tính trên tổng số 196 công nhân sau 12 ngày trở lại làm việc. Chỉ tới khi trực tiếp rà soát, Công ty này mới phát hiện nguyên nhân chính dẫn tới 19 ca dương tính nêu trên xuất phát từ một người bán nước trái cây qua hàng rào nhà máy dương tính 08 ngày trước đó.

ÁP DỤNG "3 TẠI CHỖ" - AN TOÀN HAY RỦI RO? - LUẬT TÂN SƠN

Phải thừa nhận trong suốt quá trình vận hành bộ máy sản xuất và cung ứng, việc các nhân viên vẫn phải giao lưu với xã hội bên ngoài là không thể tránh khỏi. Đây cũng chính là kẽ hở khó kiểm soát và tở thành mối đe doạ đối với mỗi doanh nghiệp. Theo đó, để có thể giảm thiểu rủi ro đến tối đa, các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch phân bổ nhân lực phù hợp theo từng phân xưởng trong khuôn viên nhà máy. Trong trường hợp có ca nhiễm, phạm vi lây lan sẽ chỉ diễn ra trong diện hẹp và hạn chế tốc độ lây lan.

Phó chủ tịch Hiệp hội gỗ Bình Dương – Ông Nguyễn Phúc cũng đồng tình. Ông khẳng định: "Độ chính xác của test nhanh chỉ rơi vào khoảng 80-90%, thậm chí là 95% thì trong 100 công nhân chỉ cần có 5 ca chẳng hạn, trong 1 tuần cả nhà máy sẽ lây nhiễm hết". Cũng theo ông Phúc, phương án "3 tại chỗ" chỉ đem lại hiệu quả như mong đợi khi dịch bệnh chưa lây lan quá rộng, xác suất công nhân bị nhiễm bệnh thấp. Bối cảnh hiện tại dường như không còn phù hợp và chỉ một số doanh nghiệp tổ chức phương án này từ rất sớm mới có khả năng bảo đảm tương đối an toàn đến hiện nay.

Không dừng lại ở đấy, các nhà máy "ba tại chỗ" tiếp tục đối mặt với vấn đề khó hỗ trợ đưa đi cách ly tập trung khi phát sinh các ca nhiễm tại nhà máy. Quay trở lại với câu chuyện của Vissan, tính đến ngày 22/7, số lượng F0 đã lên tới 39 ca tuy nhiên phần lớn trong số đó chỉ được cách ly tại công ty. Bất cập này đã trực tiếp đẩy số ca F0 của doanh nghiệp lên 43 ca, kéo theo hàng trăm ca F1, F2. Chỉ đến khi doanh nghiệp gửi đơn kêu cứu lên các cấp chính quyền, các ca F1 mới được y tế đưa đi cách ly tập trung.

ÁP DỤNG "3 TẠI CHỖ" - AN TOÀN HAY RỦI RO? - LUẬT TÂN SƠN

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Phó tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) chia sẻ, với điều kiện khắc nghiệt hiện nay, tỷ lệ ít ỏi doanh nghiệp trong ngành có thể duy trì phương án "ba tại chỗ" để sản xuất thì nay cũng không tránh khỏi “vòng xoáy” lo cho F0 - những người phải cách ly ngay tại công ty và nơi sản xuất, gián tiếp làm ngưng trệ toàn bộ chuỗi sản xuất. Trước những vấn đề này, ông Phúc cho biết, nhiều doanh nghiệp muốn tham gia sản xuất đang chùn chân, không dám áp dụng “ba tại chỗ” vì mức độ rủi ro và trách nhiệm quá cao. Trong khi đó, những doanh nghiệp đã và đang thực hiện có xu hướng giảm bớt công nhân sản xuất, thậm chí tính đến phương án dừng. Cụ thể đến trưa ngày 29/7, 150 doanh nghiệp ở Bình Dương cùng 09 khu và cụm công nghiệp tại Tiền Giang thông báo dừng thực hiện phương án "ba tại chỗ" để đảm bảo an toàn cho người lao động. Tuy nhiên đây chắn hẳn là quyết định khá khó khăn, khi các chủ doanh nghiệp đều gánh trên vai những nghĩa vụ về xét nghiệm, hỗ trợ chi phí,….đối với công nhân sau khi cắt giảm hay tạm dừng.

Đứng trước hàng loạt khó khăn và trở ngại, các doanh nghiệp đồng loạt đề xuất Chính phủ đưa công nhân lao động vào danh sách ưu tiên tiêm vaccine, đặc biệt là những trường hợp đang tập trung trong các nhà máy. Điều này không chỉ kìm hãm phạm vi lây lan của dịch bệnh, mà còn giảm nguy cơ tử vong cũng như ổn định tâm lý cho bệnh nhên nếu nhiễm virus. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đề xuất cần có những điều chỉnh mới với chính sách 3 tại chỗ trong bối cảnh dịch ở phía Nam đang lan rộng.

    Hà Linh  

Đăng nhận xét

0 Nhận xét