HOT

6/recent/ticker-posts

ẢNH HƯỞNG NẶNG NỀ CỦA THIÊN TAI ĐẾN VẬN TẢI BIỂN TOÀN CẦU

HỆ THỐNG CUNG ỨNG TOÀN CẦU MỘT LẦN NỮA GÁNH CHỊU ẢNH HƯỞNG NẶNG NỀ DO LŨ LỤT

 

Trong thời gian gần đây, hàng loạt trận lũ đổ xuống Trung Quốc và châu Âu đã một lần nữa như “cú đánh chí mạng” vào quá trình vận hành của chuỗi cung ứng toàn cầu. Mưa lớn và lũ lụt càn quét nhiều khu vực thuộc Thuỵ Sĩ, Hà Lan và Luxembourg cũng như một số quốc gia ở Tây Âu, đặc biệt Đức và Bỉ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Đứng trước mối đe doạ từ thiên nhiên này, ông Tim Huxley – CEO Công ty Vận tải Mandarin Shipping khẳng định: "Điều này thực sự sẽ làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu vì các tuyến đường sắt đều bị hư hỏng hoặc chia cắt". Cụ thể, các tuyến đường sắt chủ đạo làm cầu nối từ Cộng hoà Séc và Slovakia đến các cảng như Rotterdam (Hà Lan) và Hamburg (Đức) bị gián đoạn nghiêm trọng, trực tiếp làm trì trệ quá trình vận chuyển hàng hoá ra vào cảng và gây nên nhiều khó khăn, trở ngại mà ngành công nghiệp sản xuất đang và sẽ phải đối mặt.

Một ví dụ tiêu biểu cho mức độ “tàn phá” của lũ lụt lên nền kinh tế có lẽ không thể không nhắc đến Thyssenkrupp – một trong những tập đoàn sản xuất thép lớn nhất thế giới có trụ sở tại Đức. Bắt nguồn từ việc không nhập được nguyên liệu thô do lũ lụt phá huỷ hệ thống đường dắt tại phía Tây Đức và hầu như không thể huy động lực lượng hỗ trợ vận chuyển hàng hoá, ngày 16/7 vừa qua, Thyssenkrupp buộc phải tuyên bố với các đối tác và khách hàng về tình trạng bất khả kháng mà tập đoàn đang phải đối mặt để không bị ràng buộc bởi các khoản phạt do chậm thực hiện nghĩa vụ.

ẢNH HƯỞNG NẶNG NỀ CỦA THIÊN TAI ĐẾN VẬN TẢI BIỂN TOÀN CẦU - LUẬT TÂN SƠN


Đáng quan ngại, tình trạng ngập lụt ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) – được mệnh danh là “vựa lúa mỳ” của Trung Quốc còn tồi tệ hơn khi tỉnh này nằm sâu trong đất liền, không có đường bờ biển trong khi các tuyến đường sắt đang tê liệt và ảnh hưởng trực tiếp tới việc phân phối lúa mỳ, than đá. Có thể ước tính, giá cước vận chuyển sẽ tăng lên chóng mặt và rơi vào trạng thái khó kiểm soát.

Tuy nhiên đây không phải lần đầu tiên trong năm 2021 hệ thống cung ứng hàng hoá đường biên bị gián đoạn. Mở đầu với tình trạng thiếu hụt container và dòng hàng hoá bị tắc nghẽn khiến chi phí vận tải leo thang tỷ lệ thuận với nhu cầu mua sắm tại các quốc gia khôi phục nền kinh tế Covid-19. Kéo theo đó là hai sự kiện ngừng trệ chuỗi cung ứng gây chấn động toàn cầu.

Tháng 4/2021, khi xảy ra sự cố tàu chở container lớn nhất thế giới mắc kẹt tại kênh đào Suez dòng vận chuyển hàng hoá bị tắc nghẽn trong khoảng thời gian gần 01 tuần. Tháng 6/2021, tình trạng bùng nổ số lượng các ca nhiễm Covid-19 ở miền Nam Trung Quốc cũng khiến cho các cảng biển trong khu vực bị ách tắc, một lần nữa khiến giá cước leo thang

     Hà Linh

Đăng nhận xét

0 Nhận xét