NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI XIN CẤP PHÉP LAO ĐỘNG
Ngày nay, khi các ngành nghề ở nước ta ngày càng đa dạng, nhu cầu tuyển dụng đối với người lao động cả trong và ngoài nước đều tăng cao thì việc xin các giấy phép lao động ngày càng cần thiết. Nhằm giải đáp những thắc mắc về vấn đề này, dưới đây Luật Tân Sơn chúng tôi xin đưa ra những thông tin cần thiết liên quan đến trình tự cấp phép lao động theo pháp luật Việt Nam.
Trước hết, cần làm rõ được Giấy phép lao động là văn bản cho phép người nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Trên giấy phép lao động có ghi rõ thông tin về người lao động (gồm họ tên, số hộ chiếu, ngày tháng năm sinh, quốc tịch; tên và địa chỉ của tổ chức nơi làm việc, vị trí làm việc.
TƯ VẤN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI - CTY LUẬT TÂN SƠN, LUẬT SƯ TƯ VẤN - 098 889 92 93
Giấy phép lao động là căn cứ quan trọng để lao động nước ngoài có thể xin thẻ tạm trú 2 năm tại Việt Nam.
CĂN CỨ PHÁP LÝ:
- Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ 1/1/2021;
- Nghị định 152/2020 NĐ-CP ngày 30/12/2020 quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
BƯỚC 1: NGƯỜI NƯỚC NGOÀI XIN CHẤP THUẬN NHU CẦU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Khi người sử dụng lao động khi muốn sử dụng lao động nước ngoài (trừ nhà thầu), người sử dụng lao động cần gửi báo cáo giải trình đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài.
Trường hợp báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc cơ quan chấp thuận sẽ gửi kết quả qua thư điện tử của người sử dụng lao động.
Trường hợp hồ sơ nộp chưa hợp lệ, cơ quan chấp thuận sẽ ra thông báo chỉnh sửa.
Hồ sơ bao gồm: Mẫu báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài (theo mẫu số 01 Phụ lục 01 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP) gửi kèm bản sao đăng ký doanh nghiệp.
BƯỚC 2: NỘP HỒ SƠ CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG
Khi người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc thì người sử dụng lao động phải khai thông tin vào tờ khai và nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động theo quy định đến cơ quan cấp giấy phép lao động qua cổng thông tin điện tử (trong thời hạn trước 15 ngày làm việc).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Nơi nộp hồ sơ: tại Bộ phận 1 cửa của cơ quan chấp thuận hoặc hệ thống cổng thông tin điện tử của Chính Phủ.
- Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc
BƯỚC 3: KÝ KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI VỚI SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HOẶC BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ CHẾ XUẤT CỦA TỈNH
Sau khi người nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động (NSDLĐ) nước ngoài phải thực hiện các thủ tục như sau:
Thứ nhất, ký kết hợp đồng lao động với người được cấp giấy phép lao động;
Thứ hai, Đóng các loại bảo hiểm như BH y tế, BH xã hội dành riêng cho người lao động nước ngoài.
Thứ ba, báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài: theo pháp luật hiện nay NSDLĐ (trừ nhà thầu) không phải thực hiện thực hiện chế độ báo cáo định kỳ. Nhưng NSDLĐ sẽ báo cáo khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
BƯỚC 4: CẤP THẺ TẠM TRÚ THEO THỜI HẠN CỦA GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG
Sau khi Người lao động nước ngoài được cấp Giấy phép lao động, họ cần xin cấp Thẻ tạm trú theo thời hạn của Giấy phép lao động. (Theo pháp luật Việt Nam thời hạn này là 02 năm theo giấy phép lao động.
Hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú bao gồm:
- Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh (thường là NSDLĐ)
- Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán ảnh: Mẫu NA8 (xem tại thông tư số 04/2015/TT-BCA Quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam). Tờ khai cần ghi rõ họ tên, có chữ ký của người xin cấp thẻ tạm trú. Cơ quan, tổ chức bảo lãnh đóng dấu giáp lai ảnh và tờ khai và đóng dấu treo ở bên còn lại;
- Hộ chiếu của người đề nghị cấp thẻ tạm trú;
- Giấy phép lao động của người đề nghị cấp thẻ tạm trú;
- 03 ảnh màu (kích thước 2cm x 3cm, ảnh trong vòng không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Giấy xác nhận tạm trú do Công an xã/phường nơi người nước ngoài tạm trú xác nhận;
- Tài liệu chứng minh tư cách pháp nhân của đơn vị bảo lãnh.
Lưu ý:
Khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động với NSDLĐ cần thực hiện thu hồi lại giấy phép lao động và thẻ tạm trú đã cấp cho người nước ngoài để tránh các trách nhiệm pháp lý của NSDLĐ xảy ra (nếu có).
Phương Linh
0 Nhận xét