HOT

6/recent/ticker-posts

NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Pháp luật hiện nay quy định 4 phương thức giải quyết đối với các tranh chấp là: thương ương, hòa giải, trọng tài và Tòa án. Pháp luật Việt Nam ưu tiên việc sử dụng phương thức hòa giải để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên không phải vụ việc nào cũng có thể dễ dàng thương lượng bởi phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí của các bên. Vậy nếu hòa giải không thành hay không hòa giải được thì sẽ giải quyết như thế nào? Dưới đây, Luật Tân Sơn xin đưa ra một vài lời tư vấn về giải quyết tranh chấp, cụ thể là trong lĩnh vực đất đai.

NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI - LUẬT TÂN SƠN

TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI - CTY LUẬT TÂN SƠN, LUẬT SƯ TƯ VẤN 098 889 92 93

TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH

Đối với tranh chấp đất đai đã tiến hành hòa giải nhưng không thành thì sẽ giải quyết theo các thủ tục:

- thủ tục hòa giải;

- thủ tục hành chính và

- thủ tục tố tụng.

Nếu vẫn chưa thể giải quyết thì các bên tiến hành nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết.

THỦ TỤC HÒA GIẢI:

Khi xảy ra tranh chấp, các bên có thể tự tiến hành hòa giải hoặc hòa giải thông qua người thứ ba, nếu không thành công các bên có thể làm đơn yêu cầu UBND cấp xã (nơi có đất) để tiến hành hòa giải. Cụ thể:

- Các bên tranh chấp gửi đơn đến UBND cấp xã (nơi có đất) để yêu cầu về việc hòa giải tranh chấp đất đai;

- Sau khi nhận được đơn, UBND xã sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh và thành lập Hội đồng hòa giải sau đó tiến hành họp hòa giải theo quy định pháp luật;

- Thời hạn: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn.

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ THỦ TỤC TỐ TỤNG:

Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc hòa giải thành nhưng lại có một bên thay đổi ý kiến hoặc không chịu thực hiện theo những điều khoản đã thương lượng thì các bên có thể làm đơn gửi các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tùy thuộc vào việc có hay không Giấy chứng nhận hoặc Giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì:

- Trường hợp có một trong các giấy tờ trên thì Tòa án nhân dân là cơ quan giải quyết;

- Trường hợp không có một trong các giấy tờ trên thì lựa chọn một trong các hình thức sau:

+ Nộp đơn tại UBND cấp có thẩm quyền;

+ Nộp đơn tại Tòa án nhân dân có thẩm.

CÁC GIẤY TỜ CẦN CHUẨN BỊ ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

- Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp. Trong đó, trình bày cụ thể về:

+ Nguồn gốc (có thể do khai hoang hoặc được nhận tặng cho, thừa kế, nhận chuyển nhượng hoặc nhận theo quyết định của toà án) cũng như thời gian sử dụng đất (có thể xem trên bản đồ địa chính, sổ mục kê hoặc biên lai nộp thuế đất).

+ Thời điểm phát sinh tranh chấp

+ Tài liệu có liên quan đến tranh chấp như: hợp đồng mua bán, cho thuê đất, các tài liệu khác…

+ Yêu cầu giải quyết tranh chấp.

- Kèm theo đơn là các tài liệu về quyền sử dụng đất như:

+ Quyết định giao đất hoặc quyết định phân đất;

+ Đối với đất có được từ mua bán, tặng cho, thừa kế cần có giấy tờ chứng minh (ví dụ hợp đồng);

+ Biên lai nộp tiền thuế sử dụng đất (nếu có);

+ Bản đo, vẽ thể hiện hiện trạng thửa đất;

+ GCN quyền sử dụng đất (nếu có);

+ Biên bản tự hoà giải của các bên (tự lập) hoặc UBND xã (nơi có đất) lập.

    Phương Linh


Đăng nhận xét

0 Nhận xét