HOT

6/recent/ticker-posts

NGUY CƠ BÙNG PHÁT ĐẠI DỊCH NỐI TIẾP COVID-19

DỰ ĐOÁN XUNG QUANH VIỆC TỒN TẠI MỘT DỊCH BỆNH MỚI SAU ĐẠI DỊCH COVID-19


Theo số liệu thống kê cho đến thời điểm hiện tại, trong vòng 20 năm trở lại đây, thế giới đã phải gánh chịu hậu quả và chịu tác động nặng nề từ 05 đại dịch lớn bao gồm SARS, Ebola, MERS, cúm gia cầm và cúm lợn. Trong số đó, đại dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới toàn bộ nền kinh tế, sức khoẻ và tính mạng của người dân toàn cầu, đặc biệt tại các quốc gia như Ấn Độ, Brazil, Hoa Kỳ,…… với tốc độ lây lan chóng mặt.

Có thể thấy, đại dịch này có khả năng xuất hiện và lan rộng ở mọi quốc gia và vùng lãnh thổ, bắt nguồn từ những lỗ hổng trong phát hiện, khống chế dịch bệnh và hiện thực này thể hiện rõ ràng nhất ở việc tuy đã bùng phát được hơn một năm, rất nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đang vật lộn trong cố gắng kiểm soát, khắc phục hậu quả mà dịch bệnh gây ra, đặc biệt trước những biến thể mới của Covid-19. Bên cạnh đó, không thể không công nhận những nỗ lực của mỗi quốc gia nói riêng và giới chuyên môn nói chung khi kịp thời chế tạo và phân phát vaccine nhằm phần nào kìm hãm và nhanh chóng dập tắt dịch bệnh.


NGUY CƠ BÙNG PHÁT ĐẠI DỊCH NỐI TIẾP COVID-19 - LUẬT TÂN SƠN


Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực y tế, đại dịch Covid-19 lần này tuy gây ra những hậu quả kinh hoàng và khó kiểm soát triệt để nhưng có thể chưa phải là đại dịch cuối cùng mà nhân loại phải gánh chịu. Cụ thể, căn cứ vào những nghiên cứu trong các năm gần đây về môi trường, lối sống con người, điều kiện y tế,…..các chuyên gia cho rằng vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát một loại dịch bệnh nối tiếp Covid-19 với mức độ ảnh hưởng không hề kém cạnh, với những nguyên nhân chính sau đây:

    (i) Lối sống hiện đại hoá và toàn cầu hoá trên toàn thế giới. Nói cách khác, việc dịch bệnh xuất hiện ở một khu vực rồi lây lan ra phạm vi rộng khắp đang dần trở thành mối đe doạ thực tế khi xã hội ngày một phát triển theo xu hướng mở cửa, con người ngày một tăng cường giao lưu trong và ngoài nước, dẫn tới virus gây bệnh có thể tìm được vật chủ nhanh chóng và dễ dàng.

    (ii) Một nguyên nhân gây bùng dịch được các chuyên gia ghi nhận là sự tương tác giữa động vật và con người, đặc biệt là các loài động vật hoang dã. Đồng thời, các chuyên gia cũng đặt ra giả thuyết rằng cơ chế gây bùng phát dịch bệnh Covid-19 hiện nay là sự tiếp xúc giữa vật mang virus – vật trung gian – vật chủ mới. Do đó, việc con người đang dần phá huỷ hệ sinh thái tự nhiên cùng với tốc độ đô thị hoá nhanh chóng đã gián tiếp tăng cường mức độ tương tác này, là nguyên nhân cơ bản gây nên sự hình thành và lây lan của đại dịch mới.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã từng cảnh báo rằng mức độ thiệt hại và tổn thất của đại dịch mới thậm chí có thể gấp nhiều lần so với đại địch Covid-19 hiện nay. Ngoài ra, giới chuyên gia cũng dự đoán dịch bệnh mới này có thể bắt nguồn và bùng phát tại bất cứ quốc gia hay khu vực lãnh thổ nào, bởi họ đã nhìn thấy nguy cơ mầm bệnh từ một số loài động vật nhất định trên toàn thế giới.

    Hà Linh

Đăng nhận xét

0 Nhận xét