HOT

6/recent/ticker-posts

MÁY MÓC TRUNG QUỐC CÓ XU HƯỚNG “ÁP ĐẢO” TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHIỆP VÀ MÁY MÓC TRUNG QUỐC “THỐNG TRỊ” THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA VIỆT NAM


Theo số liệu thống kê từ phía Tổng cục Hải quan, trong khoảng nửa đầu năm 2021, hàng loạt mặt hàng từ thị trường Trung Quốc như máy móc, nguyên vật liệu sản xuất, thiết bị, dụng cụ hay các phụ tùng khác đồng loạt “phủ sóng” rộng khắp thị trường Việt Nam với số lượng lớn cũng như kim ngạch tăng rõ rệt so với cùng kỳ năm trước. Thực tế này được phản ánh chi tiết qua những con số dưới đây:

    - Mặt hàng xơ sợi: tính tới thời điểm ngày 16/6/2021, lượng xơ sợi nguồn gốc Trung Quốc nhập vào thị trường Việt Nam rơi vào khoảng 277.000 tấn với đơn giá là 49 triệu đồng/tấn (tăng hơn 3 triệu đồng/tấn so với cùng kỳ năm trước), chiếm tới hơn 50% tổng khối lượng xơ sợi nhập trong 06 tháng đầu năm và đạt kim ngạch gần 600 triệu USD.

    - Mặt hàng vải: tương tự xơ sợi, Việt Nam nhập từ thị trường Trung Quốc khoảng 3,68 tỷ USD/6,6 tỷ USD tổng lượng nhập về từ các thị trường khác trên thế giới và chạm mức 55% kim ngạch trong phạm vi mặt hàng này.

    - Nguyên liệu dệt may: với tổng giá trị 1,35 tỷ USD, mặt hàng này từ thị trường Trung Quốc chiếm hơn 45% kim ngạch trong tổng số hơn 3 tỷ USD nguyên liệu nhập về nước.

    - Mặt hàng gỗ: trong nửa đầu năm 2021, Việt Nam nhập vào thị trường trong nước tổng cộng hơn 1,4 tỷ USD gỗ cùng các sản phẩm khác từ gỗ, trong đó mặt hàng này với nguồn gốc từ Trung Quốc chiếm khoảng 1/3 kim ngạch nhập khẩu.

     - Ngoài ra, với mức giá khá rẻ và dễ dàng tiếp cận, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng nhanh chóng chiếm vị trí “trung tâm” xong đợt nhập khẩu hàng hoá 06 tháng đầu năm 2021, cụ thể kim ngạch nhập các sản phẩm này rơi vào khoảng 9,8 tỷ USD, tương đương với 50% kim ngạch của toàn bộ lô hàng nhập khẩu về Việt Nam.


MÁY MÓC TRUNG QUỐC CÓ XU HƯỚNG “ÁP ĐẢO” TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM - LUẬT TÂN SƠN



Tuy nhiên, những con số ghi nhân như trên cũng đồng thời trở thành mối lo ngại và cơ sở để đưa ra những cảnh báo từ phía những chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế và xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Trung Quốc hiện đang trong giai đoạn chuyển đổi nền công nghiệp sang công nghiệp công nghệ cao và tự động hoá, kéo theo đó là sự đào thải đối với một khối lượng lớn máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu lỗi thời, thậm chí hỏng hóc. Điều đáng nói là những sản phẩm “lỗi” đó sẽ trực tiếp được nhập khẩu và tiêu thụ tại các quốc gia khác dưới hình thức đầu tư hoặc mua bán, nhập khẩu.

Theo các chuyên gia, mục tiêu mà Trung Quốc đặt ra là trong giai đoạn 2020-2025, hàm lượng công nghệ cao áp dụng vào các sản phẩm của Trung Quốc sẽ tăng mạnh từ 45% lên 70%, nhưng trên thực tế hiện nay mới chỉ đạt mức 25%. Do đó, tốc độ và khối lượng máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu “thải” ra từ Trung Quốc sẽ được đẩy mạnh, gián tiếp hình thành rủi ro khi hàng loạt cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp Việt Nam tiếp nhận những công nghệ và mặt hàng kém chất lượng, lỗi thời từ thị trường Trung Quốc, dưới nhiều hình thức như mua bán, sáp nhập, hợp nhất, liên doanh,…… 

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, các sản phẩm, hàng hoá từ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Mỹ sẽ phải gánh chịu rủi ro cùng mức thuế cao khi sử dụng các nguyên liệu hoặc công nghệ có nguồn gốc từ Trung Quốc.

    Hà Linh

Đăng nhận xét

0 Nhận xét