HOT

6/recent/ticker-posts

TƯ VẤN VỀ THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI MUỐN THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Nhằm đưa ra các nhìn đúng đắn nhất về việc thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam. Dưới đây, Luật Tân Sơn chúng tôi xin đưa ra 1 vài ý kiến tư vấn về phương diện này.

TƯ VẤN VỀ THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM - LUẬT TÂN SƠN

TƯ VẤN THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM - CTY LUẬT TÂN SƠN, LUẬT SƯ TƯ VẤN - 098 889 92 93

VỀ ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP

Giấy chứng nhận hoạt động Văn phòng đại diện tại Việt Nam sẽ được cấp cho các thương nhân khi đáp ứng đủ điều kiện sau:

- Chủ thể xin cấp phải là công ty nước ngoài đã thành lập, có chứng nhận đăng ký kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật nơi công ty đó đặt trụ sở chính.

- Tính từ ngày thành lập hoặc đăng ký kinh doanh, công ty đã có thời gian hoạt động tại nước – nơi công ty có trụ sở chính ít nhất 01 năm.

- Đối với công ty có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất 01 năm (được tính từ ngày nộp hồ sơ tại Việt Nam)

- Về nội dung hoạt động: Văn phòng đại diện được phép tìm hiểu về thị trường và thực hiện xúc tiến thương mại.

- Trong trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với pháp luật Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành thì việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành.

HỒ SƠ THÀNH LẬP

Bao gồm:

1. Đơn đề nghị thành lập;

2. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ chứng minh có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài và được cơ quan có thẩm quyền nước sở tại xác nhận (bản dịch có công chứng)

3. Văn bản chỉ rõ người đứng đầu chi nhánh Văn phòng đại diện của công ty;

4. Báo cáo tài chính có kiểm toán chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất (bản dịch có công chứng);

5. Giấy tờ chứng minh thân phận: CMND/CCCD đối với người Việt Nam (bản sao có công chứng hoặc bản sao hộ chiếu (đối với người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện;

6. Tài liệu về địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện (dự kiến đặt):

- Bản sao có chứng thực hợp đồng thuê văn phòng;

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên cho thuê (bản sao có công chứng);

- Bên cạnh đó, điều kiện quan trọng là địa điểm mà công ty muốn đặt trụ sở phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

Lưu ý: Hồ sơ xin cấp phép thành lập phải được ký và đóng dấu bởi người có thẩm quyền của trụ sở chính. Trong trường hợp trụ sở chính chưa hoặc không có con dấu thì toàn bộ hồ sơ phải hợp pháp hóa lãnh sự.

CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG CẤP PHÉP THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

1. Chủ thể thành lập không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Đối tượng kinh doanh là các hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục có điều kiện hoặc cấm kinh doanh.

3. Chủ thể xin cấp phép đã bị thu hồi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện (trong vòng 02 năm tiếp đó sẽ không được cấp lại)

4. Việc thành lập Văn phòng đại diện có thể gây gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam làm huỷ hoại tài nguyên hoặc phá huỷ môi trường.

5. Hồ sơ nộp không hợp lệ và không tiến hành bổ sung đủ hồ sơ khi có yêu cầu.

CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY NƯỚC NGOÀI

Chủ thể được cấp giấy phép có trách nhiệm công bố lên trang thông tin điện tử của mình (trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày được cáp hoặc thay đổi trong giấy phép) các nội dung sau:

1. Tên, địa chỉ trụ sở của văn phòng đại diện;

2. Tên, địa chỉ trụ sở của thương nhân nước ngoài;

3. Người đứng đầu văn phòng đại diện;

4. Giấy phép thành lập văn phòng đại diện (số, ngày cấp, thời hạn), Cơ quan cấp Giấy phép;

5. Nội dung hoạt động;

6. Ngày cấp lại, điều chỉnh, gia hạn và thu hồi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện.

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY NƯỚC NGOÀI:

- Khi kết thúc năm tài chính dương lịch (30/1 hàng năm), Văn phòng đại diện có trách nhiệm lập và gửi báo cáo về hoạt động của mình trong năm trước đó qua đường bưu điện tới Sở Công Thương (mẫu báo cáo theo quy định của Bộ Công Thương).

- Khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền văn phòng đại diện có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu; giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của mình.

NHỮNG HOẠT ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN SAU THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

1. Mở tài khoản chuyên tại Ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam;

2. Phải gửi báo cáo (bằng văn bản) định kỳ hàng năm về hoạt động của mình tới Sở Công thương (có mẫu);

3. Ghi chép lại toàn bộ khoản thu chi trong quá trình hoạt động;

4. Trong trường hợp sử dụng lao động nước ngoài cần có giấy phép lao động nước ngoài theo quy định pháp luật Việt Nam;

5. Lập và ký hợp đồng lao động với trưởng đại diện và các lao động của Văn phòng đại diện;

6. Công ty cần phải xác nhận lương và thu nhập (theo mẫu) cho các cá nhân làm việc tại Văn phòng đại diện định kỳ hàng năm;

7. Nộp thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm cho nhân viên;

8. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

    Phương Linh

Đăng nhận xét

0 Nhận xét