HOT

6/recent/ticker-posts

NGÂN HÀNG THẾ GIỚI HỖ TRỢ CHÂU PHI PHỤC HỒI NỀN KINH TẾ

NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐÃ LÀM CHO NỀN KINH TẾ CHÂU PHI RƠI VÀO KHỦNG HOẢNG. TRƯỚC BỐI CẢNH ĐÓ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WB) ĐÃ CÓ NHỮNG ĐỘNG THÁI GIÚP CHÂU PHI PHỤC HỒI NỀN KINH TẾ

Nền kinh tế châu Phi đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất bởi những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, xung đột. Để chia sẻ những khó khăn mà châu Phi đang phải gánh chịu, ngân hàng thế giới thông báo sẽ đầu tư 2 tỷ USD hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại châu Phi, cũng như đẩy mạnh các hoạt động thương mại tại châu lục này trong bối cảnh suy thoái bởi đại dịch. Thông báo này của WB được đưa ra trong bối cảnh hội nghị thượng đỉnh hỗ trợ các nước châu Phi phục hồi nền kinh tế sau đại dịch covid-19 do Pháp chủ trì với sự tham gia của nhiều nhà lãnh đạo châu Phi và nhiều thể chế tài chính.


NGÂN HÀNG THẾ GIỚI HỖ TRỢ CHÂU PHI PHỤC HỒI NỀN KINH TẾ - LUẬT TÂN SƠN

Hình ảnh người dân Ấn Độ trong giai đoạn Covid - 19 bùng phát tại quốc gia này

Tập toàn tài chính quốc tế- một trong năm cơ quan của WB cho biết gói đầu tư 2 tỷ USD là một trong những cam kết lớn nhất từ trước tới nay của Tập đoàn Tài chính quốc tế đối với các sáng kiến cụ thể tại châu Phi trong bối cảnh suy thoái, dòng vốn đầu tư từ nước ngoài giảm, người dân rơi vào cảnh nghèo đói. Một tỷ USD trong gói hỗ trợ này sẽ được dùng để hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và trung bình. Một tỷ còn lại để hỗ trợ hoạt động tài chính thương mại quốc tế.

Cuối năm 2020, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã cảnh báo châu Phi rằng họ đang phải đối mặt với khoản thâm hụt lên tới gần 300 tỷ USD vào cuối năm 2023. IMF đang xem xét đề xuất kêu gọi thành lập các quỹ hỗ trợ thanh khoản giúp nền kinh tế châu Phi phục hồi, quỹ này cũng sẽ cung cấp cho các nước châu Phi nguồn vốn lãi suất thấp để họ thanh toán các khoản vay. Ngoài ra, IMF đề xuất thiết lập các quỹ khác nhằm giúp giảm nghèo và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước châu Phi. Tổ chức này cũng dự kiến phân bổ 10 tỷ USD cho các chương trình tiêm chủng vắc-xin ngừa covid-19 cho người dân châu Phi.

Trong bối cảnh này, nhiều đối tác của châu Phi cũng cam kết hỗ trợ châu lục này để giải quyết những khó khăn. Các đối tác phát triển và ngân hàng ở châu Phi cam kết hỗ trợ 27 tỷ USD để giải quyết nạn đói và cải thiện an ninh lương thực. Ngân hàng châu Phi cũng cho biết sẽ tài trợ 10,4 tỷ USD trong vòng 5 năm để tăng cường sản xuất lương thực ở châu Phi. Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế cam kết cung cấp 1,5 tỷ USD để hỗ trợ các nước trong việc chuyển đổi hệ thống lương thực và nông nghiệp ở châu Phi trong 3 năm tới. Ngân hàng phát triển kinh tế A- rập đầu tư 1,5 tỷ USD và nông nghiệp trong giai đoạn 2020-2024. Quỹ Bill & Melinda Gates cam kết hỗ trợ 652 triệu USD cho hoạt động nghiên cứu và phát triển nông nghiệp ở châu Phi.

Trước những khó khăn này đòi hỏi châu Phi phải nỗ lực hơn nữa để phục hồi nền kinh tế, giảm đói nghèo. Những cam kết hỗ trợ về tài chính của các tổ chức trên thế giới sẽ là liều thuốc hỗ trợ châu Phi trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, các nước châu Phi cũng cần tăng cường giao thương nội khối, tăng cường các chính sách bền vững để thoát khỏi thời kỳ khủng hoảng.

Hồng Thắm

Đăng nhận xét

0 Nhận xét