HOT

6/recent/ticker-posts

LƯU Ý CẦN NẮM RÕ TRONG THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

5 LƯU Ý KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP MÀ NGƯỜI THÀNH LẬP CẦN NẮM RÕ

       Căn cứ pháp lý:  Luật Doanh Nghiệp 2020;
                                  Các văn bản hướng dẫn liên quan.

Để thành lập doanh nghiệp, trước hết chúng ta cần nắm rõ về khái niệm doanh nghiệp. Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh (căn cứ khoản 10 Điều 4 Luật Doanh Nghiệp năm 2020). Với mong muốn hạn chế được tối đa rủi ro trong quá trình hoạt động, chúng ta cần nắm rõ một số lưu ý trước khi thành lập doanh nghiệp. Bài viết sau sẽ tóm tắt những lưu ý trong 5 từ khóa quan trọng.


LƯU Ý CẦN NẮM RÕ TRONG THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP - LUẬT TÂN SƠN

Ảnh minh họa

1. ĐỐI TƯỢNG THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Pháp luật quy định những đối tượng là công chức, viên chức, cán bộ nhà nước, người mất năng lực hành vi dân sự, người dưới 18 tuổi, người đang chịu trách nhiệm hình sự không có tư cách thành lập và quản lý doanh nghiệp. Cho nên, nếu như bạn không thuộc một trong những đối tượng bị cấm trên thì bạn hoàn toàn đủ điều kiện thành lập và tham gia góp vốn doanh nghiệp.

2. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh các ngành nghề không trái pháp luật, không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội.

3. ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI NGÀNH NGHỀ KINH DOANH


NẮM BẮT ĐƯỢC CÁCH VẬN HÀNH CÔNG TY LÀ MỘT BÀI TOÁN KHÓ - LUẬT TÂN SƠN

 Ảnh minh họa

Ngoài việc tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh các ngành, nghề, lĩnh vực không trái với đạo đức, pháp luật ra thì có một số ngành, nghề kinh doanh phải đáp ứng những điều kiện bắt buộc mới được phép đăng ký kinh doanh và hoạt động.

Hiện nay, danh sách các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đang được cập nhật trên trang web Cổng thông tin quốc gia Đăng ký doanh nghiệp. Tùy vào lĩnh vực, ngành, nghề mà tổ chức, cá nhân mong muốn kinh doanh có thuộc danh sách các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hay không để tìm hiểu. Nếu có, tổ chức, cá nhân phải chuẩn bị khả năng để đáp ứng những điều kiện đó khi thành lập doanh nghiệp.

4. TÊN DOANH NGHIỆP

Theo nguyên tắc, tên doanh nghiệp không được trùng với tên của doanh nghiệp khác đã thành lập trước đó. Điều này nhằm tránh gây nhầm lẫn giữa các doanh nghiệp. Tiếp nữa, tên doanh nghiệp được đặt theo công thức chung như sau:
Công ty + Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng
Ví Dụ: Công ty TNHH Luật Tân Sơn
Công ty Cổ phần Xây Dựng và Thương Mại Đông Dương

5. ĐỊA CHỈ ĐĂNG KÝ TRỤ SỞ CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

Lưu ý, theo pháp luật hiện nay doanh nghiệp không được phép đặt địa chỉ tại căn hộ chung cư hay nhà tập thể. Bởi lẽ, căn hộ chung cư hay nhà tập thể không phục vụ cho mục đích kinh doanh mà chỉ phục vụ cho dân cư sinh sống.
Hơn nữa, đối với những ngành, nghề, lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện cũng sẽ có những điều kiện riêng khác nhau liên quan đến địa chỉ đăng ký trụ sở chính khi thành lập và vận hành doanh nghiệp.
Trên đây là những từ khóa khái quát ngắn gọn nhất năm lưu ý cần nắm rõ khi thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tìm hiểu sâu hơn và đảm bảo hạn chế những vướng mắc trong thành lập doanh nghiệp, cần phải có sự tư vấn và trợ giúp của những chuyên viên với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực doanh nghiệp.

Quỳnh Trâm

 





Đăng nhận xét

0 Nhận xét